Bộ GD-ĐT giải thích thế nào?
Theo đại diện Vụ Giáo dục ĐH, để triển khai thực hiện được khoản 2 điều 4 thì nhà trường và người học phải đọc kỹ khoản 3 về các điều kiện bảo đảm chất lượng và khoản 4 là quyền tự chủ của cơ sở đào tạo cần quy định chi tiết việc tổ chức thực hiện khoản 2, khoản 3.
|
"Trong khoản 2 đã có điều kiện sinh viên phải có học lực khá trở lên và đáp ứng các điều kiện do nhà trường quy định cụ thể thì được đăng ký học trước tại một chương trình thạc sĩ cùng ngành hoặc ngành phù hợp ở cùng cơ sở đào tạo. Số tín chỉ được đăng ký học trước tối đa 15 tín chỉ (tương ứng với 1 học kỳ của chương trình đào tạo thạc sĩ 60 tín chỉ chia làm 4 học kỳ). Theo điểm a khoản 3 điều 4: “Đáp ứng chuẩn đầu ra, yêu cầu về giảng viên, khối lượng học tập và các yêu cầu khác của học phần trong chương trình đào tạo thạc sĩ”. Điểm này đặt ra các điều kiện về bảo đảm chất lượng của một chương trình đào tạo thạc sĩ như chuẩn đầu ra của chương trình thạc sĩ; giảng viên giảng dạy thạc sĩ phải là có trình độ tiến sĩ, các yêu cầu khác của từng chương trình đào tạo cụ thể. Vì vậy, trong thực tế triển khai, Nhà trường nên ban hành quy trình để cho phép một số sinh viên có thành tích học tập loại khá trở lên và đủ điều kiện đăng ký học trước một vài học phần (tối đa 15 tín chỉ) cùng với học viên đang học chương trình thạc sĩ", đại diện Vụ Giáo dục ĐH cho biết.
Cũng theo Vụ Giáo dục ĐH, Quy chế của các trường cần quy định chi tiết theo yêu cầu của điểm b khoản 4 Điều 4: “Điều kiện, quy trình sinh viên đăng ký học theo quy định tại khoản 2 Điều này”. Sinh viên cần biết các điều kiện để được đăng ký học trước, quy trình đăng ký học trước. Mặt khác, Quy chế này giúp cho việc tổ chức thực hiện đào tạo liên thông giữa các trình độ của giáo dục ĐH. Căn cứ theo Điều 4 và các quy định khác ở Quy chế, cơ sở đào tạo có thể thiết kế chương trình đào tạo đại học và thạc sĩ để sinh viên có thể học liên thông lên chương trình đào tạo thạc sĩ.
Các trường ủng hộ!
|
Bình luận (0)