Giao lưu trực tuyến: Giải pháp phòng ngừa, điều trị bệnh tiểu đường

11/01/2016 14:00 GMT+7

Sự gia tăng nhanh chóng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) trong những năm gần đây đang là mối quan ngại của toàn xã hội.

Sự gia tăng nhanh chóng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) trong những năm gần đây đang là mối quan ngại của toàn xã hội. 

Đây là một trong những nguyên nhân chính của rất nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh mạch vành ở tim, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, hoại tử…
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, cứ 30 giây lại có 1 người mắc bệnh tiểu đường bị cắt cụt chi, mỗi ngày có 5.000 người mất khả năng nhìn bởi biến chứng về mắt do bệnh tiểu đường gây ra, mỗi năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì các bệnh liên quan tới tiểu đường.
Vậy bệnh tiểu đường là gì? Vì sao bệnh tiểu đường được xem là “sát thủ thầm lặng”. Dấu hiệu để nhận biết bệnh tiểu đường cũng như cách phòng tránh và điều trị bệnh tiểu đường?
Nhằm giúp quý độc giả hiểu hơn về căn bệnh này, Thanh Niên Online phối hợp cùng nhãn hàng ALA - PRO sẽ tổ chức buổi tọa đàm giao lưu trực tuyến với chủ đề “Giải pháp phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường” vào lúc 14 giờ ngày 11.1.2016. Tham gia buổi giao lưu, tọa đàm có bác sĩ Trương Hiếu Nghĩa, chuyên viên tư vấn y khoa, Giám đốc phòng khám Eurovie; tiến sĩ Tanaka Toru - đại diện nhà sản xuất sản phẩm ALA PRO - đến từ Nhật Bản.
Quý bạn đọc quan tâm đến chủ đề này có thể gửi câu hỏi thắc mắc của mình cho các khách mời tại chương trình thông qua email: tuvan@thanhnien.com.vn hoặc hộp thư bên cạnh.
Các vị khách mời tham gia buổi tọa đàm - Ảnh: Thanh Hải
* Những người bị bệnh đái tháo đường thường có những biểu hiện gì?

- Bác sĩ Trương Hiếu Nghĩa: Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoocmon Insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể,  trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như:
- Đột ngột giảm cân không rõ nguyên nhân
- Vết thương lâu lành
- Ăn nhiều bất thường
- Nước tiểu có kiến bu

* Người bị bệnh tiểu đường thường gặp những biến chứng gì? Làm sao có thể nhận biết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường? Việc dùng thuốc ổn định đường huyết có giúp bệnh nhân tiểu đường đẩy lùi được các biến chứng do bệnh này gây nên hay không?

- Bác sĩ Trương Hiếu Nghĩa: Biến chứng của bệnh tiểu đường được chia làm 2 nhóm tổn thương vi mạch và tổn thương mạch máu.

+ Biến chứng về vi mạch máu bao gồm các bệnh như bệnh võng mạc, bệnh thận và các bệnh về thần kinh.

- Biểu hiện nhiều nhất là ở vi mạch võng mạc, biến chứng này có thể làm cho bệnh nhân bị mất thị lực, vì vậy nên cần phải được chẩn đoán sớm, và có thể sử dụng phương pháp laser quang đông có thể làm chậm và ngăn ngừa quá trình phát triển. Để có thể phát hiện sớm được các biến chứng thì người bệnh cần phải có kế hoạch để kiểm tra sức khỏe và soi đáy mắt định kỳ.

- Biến chứng ở hệ tiết niệu từ các viêm nhiễm thường xuất hiện ở hệ thống tiết niệu như bàng quang, niệu quản, thận dẫn đến suy thận mạn tính không thể phục hồi được chức năng, suy giảm chức năng tình dục và gây ra rối loạn 1 số chức năng của các cơ quan khác như bên trong dạ dày, bàng quang.

- Các biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường bao gồm các bệnh như xơ vữa động mạch, mạch máu não, mạch máu ngoại biên, đái tháo đường là một trong những nguy cơ lớn đối với sự phát triển của xơ vữa động mạch, các hệ thống cung cấp cho xương đùi gây nên các biểu hiện về thiếu máu cơ tim và đột quỵ não.

Biến chứng bệnh tiểu đường có thể tránh đươc, sự phát triển của các biến chứng có thể được ngăn chặn nếu bệnh được phát hiện và điều trị một cách sớm nhất có thể.

Để phòng ngừa bệnh tiểu đường mọi người cần duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động, tránh béo phì và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Việc uống thuốc ổn định đường huyết giúp bệnh nhân tiểu đường hạn chế được những biến chứng của bệnh.

* Vì sao bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng và những đối tượng nào có nguy cơ mắc đái tháo đường cao hiện nay thưa bác sĩ?

- Bác sĩ Trương Hiếu Nghĩa: Có rất nhiều yếu tố tác động dẫn đến gia tăng nhanh tỉ lệ bệnh nhân mắc đái tháo đường. Trước đây vấn đề sàng lọc, tầm soát bệnh đái tháo đường chưa được quan tâm. Giờ chúng ta quan tâm hơn đến vấn đề này và hệ thống y tế trong toàn quốc, tuyên truyền trên truyền thông nên người dân đã chủ động đi khám nhiều hơn. Hơn nữa, hiện nay, ngưỡng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường thế giới hạ thấp xuống rất nhiều. Trước kia, đường máu bình thường là dưới 7,8 mmol, nhưng hiện nay, đường máu bình thường là 5,6 và chẩn đoán bệnh đái tháo đường là 7 mmol chứ không phải là 7,8. Tức là ngưỡng chẩn đoán giảm đi. Khi ngưỡng giảm như vậy, số ca chẩn đoán sẽ tăng lên.

Bên cạnh đó, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống công nghiệp hóa với thức ăn nhanh, đồ ăn uống nhiều ga, nhiều chất béo rất dễ gây nên bệnh tiểu đường.
Trong khi đó, hiện nay, lối sống thay đổi, vận động ít đi, mọi người đều quay cuồng vào công việc, ăn uống thì thường tiện đâu ăn đấy không đảm bảo sức khỏe.

Trước đây, bệnh tiểu đường thường xảy ra bắt đầu từ tuổi trung niên, nhưng hiện nay đái tháo đường typ 2 xuất hiện nhiều ở trẻ em.

Những đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường cao như:

- Gia đình có trực hệ gần bị tiểu đường (cha mẹ hoặc anh chị em ruột)
- Béo phì (BMI ≥ 25 kg/m2)
- Thuộc sắc dân có nguy cơ cao
- Đã được chẩn đoán rối loạn đường huyết đói hoặc rối loạn dung nạp glucose
- Đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ hoặc sinh con > 4 kg
- Tăng huyết áp (HA ≥ 140/90 mmHg).
- HDL cholesterol ≤ 35 mg/dl (0,9 mmol/l) và hoặc triglycerid ≥ 250 mg/dl (2,82 mmol/l)
- HbA1c > 5,7%
- Nữ có hội chứng buồng trứng đa nang
- Có tiền căn bị các các bệnh về mạch máu
- Tuổi: theo khuyến cáo của WHO các đối tượng trên 45 tuổi nên tầm soát tiểu đường, bởi vì bệnh tiểu đường gia tăng theo tuổi, tuy nhiên cần nhớ bệnh có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, nếu càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì nên tầm soát sớm hơn để tránh bỏ sót bệnh.
- Những người ít vận động.
* Có thể nói bệnh tiểu là một căn bệnh mãn tính do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng, do đó, glucose sẽ tăng lên trong máu và nước tiểu, nếu không có giải pháp để giảm lượng đường xuống thì sẽ gây nên rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Thưa bác sĩ, chỉ số đường huyết Hba1c quan trọng như thế nào? Chỉ số Hba1c ở mức bao nhiêu được xem là cao và có nguy cơ bị tiểu đường? Làm sao để bệnh nhân tiểu đường kiểm soát được Hba1c?

- Bác sĩ Trương Hiếu Nghĩa: HbA1c (chỉ số đường huyết) là một trong những thành phần cấu tạo nên hồng cầu của máu, HbA1c nhận nhiệm vụ vận chuyển oxy trong máu. HbA1c được xem như là một chỉ số của sự gắn kết của đường trên Hb (Hemoglobin) hồng cầu. HbA1c được xét nghiệm trên một mẫu máu nhỏ và được thực hiện xét nghiệm dựa trên nhiều phương pháp khác nhau. Kết quả được dựa trên tỉ lệ phần trăm hemoglobin của máu.

Chỉ số HbA1c tốt nhất nên được kiểm soát < 6,5%. Câu hỏi được đặt ra là làm sao duy trì chỉ số HbA1c < 6.5%. Điều này tùy thuộc rất nhiều vào sự tuân theo nghiêm ngặt của bệnh nhân đối với phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa về chế độ luyện tập, chế độ ăn uống hằng ngày. Kiểm soát lượng đường hằng ngày tốt là tiền đề để giảm chỉ số HbA1c theo phác đồ điều trị.

* Tôi bị tiểu đường hơn 5 năm nay và vẫn đang điều trị bằng thuốc tây để ổn định đường huyết, không biết việc sử dụng thuốc điều trị tiểu đường trong thời gian dài như vậy có ảnh hưởng gì không? Các loại thuốc điều trị tiểu đường thường có tác dụng phụ gì?

- Bác sĩ Trương Hiếu Nghĩa: Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ (kể cả thuốc Đông y), nhưng đa số các tác dụng phụ của các thuốc điều trị đái tháo đường thường có những tác dụng phụ sau:

- Hạ đường huyết: Tất cả thuốc điều trị bệnh tiểu đường đều làm giảm đường máu nhưng khi được dùng không thích hợp có thể gây ra trạng thái hạ đường huyết - nghĩa là đường máu xuống thấp hơn mức bình thường. Nếu không có các biện pháp thích hợp làm tăng đường máu trở lại, hạ đường huyết nặng có thể dẫn đến mất ý thức và hôn mê. Để tránh bị hạ đường huyết cần lưu ý đến việc tăng liều thuốc từ từ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ giúp tránh tình trạng tăng đường huyết hoặc hạ đường huyêt đột ngột.

- Dị ứng thuốc: Biểu hiện bằng ban mẩn ngứa trên da, sưng nề mắt và mặt, khi gặp những dấu hiệu như vậy người bệnh nên dừng thuốc và quay trở lại với bác sĩ điều trị để được đổi thuốc hoặc thay đổi liều dùng.

- Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng hoặc đi tiêu chảy. Tác dụng phụ này có thể tránh được khi sử dụng với liều thấp hơn và uống sau khi ăn.

- Tác dụng phụ trên gan, thận: khi uống sulphonylurea hoặc chất ức chế DPP-IV. Có thể phát hiện dễ dàng bằng xét nghiệm máu đơn giản. Những tác dụng phụ này sẽ hết khi ngưng uống thuốc.

- Giữ nước và có thể gây tác dụng xấu cho những bệnh nhân suy tim. Do vậy, những thuốc này không được dùng cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng tim.

- Để đảm bảo sức khỏe và tránh được tác dụng phụ của thuốc trị bệnh tiểu đường người bệnh cần sử dụng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ và kết hợp đi khám định kỳ. Khi kiểm soát đường huyết tốt bệnh nhân sẽ ít bị biến chứng mắt, thận, thần kinh, đái tháo đường. Những biến chứng này không những làm giảm tuổi thọ người bệnh mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh đái tháo đường.
* Tôi bị tiểu đường 3 năm nay và được một người bạn giới thiệu cho sản phẩm ALA - PRO và uống được hơn 2 tháng thấy chỉ số đường huyết có giảm, sức khỏe ổn định hơn, vậy cho tôi hỏi tôi phải sử dụng ALA PRO trong bao lâu để có được kết quả tốt nhất? (Bạn đọc ở Long Khánh, Đồng Nai)

- Tiến sĩ Tanaka Toru: Tiểu đường là bệnh mãn tính nên bạn sẽ phải chung sống với nó cả đời. Sau thời gian sử dụng ALA - PRO thấy chỉ số đường huyết giảm và sức khỏe ổn định thì bạn nên tiếp tục sử dụng sản phẩm.

* 5-ALA trong sản phẩm ALA PRO được nghiên cứu và bào chế như thế nào? Sản phẩm có gây tác dụng phụ như các thuốc điều trị tiểu đường khác không?

- Tiến sĩ Tanaka Toru: Mới đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện chất 5-Amino Levulinic Acid (5 - ALA) làm được điều mà kể cả thuốc điệu trị tiểu đường hiện có trên thị trường không làm được, đó là giúp làm giảm chỉ số Hba1c. Cơ chế hoạt động của 5 - ALA đó là làm tăng cao khả năng hấp thụ đường của tế bào, tăng cao quá trình trao đổi chất để chuyển hóa đường trong cơ thể thành năng lượng nhờ đó giúp làm giảm lượng đường trong máu.
* Để phòng ngừa bệnh tiểu đường tôi có thể dùng ALA PRO hằng ngày được không?

- Tiến sĩ Tanaka Toru: Để phòng ngừa bệnh tiểu đường, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động và dinh dưỡng hợp lý. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung 5-ALA để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tiểu đường.

* Tôi 52 tuổi, bị bệnh tiểu đường tuyp 2, sử dụng ALA-PRO tôi có phải kiêng khem hay tuân thủ một chế độ ăn uống luyện tập nào không?

- Tiến sĩ Tanaka Toru: Để giảm lượng đường trong máu, ngoài sử dụng ALA PRO, bạn nên ăn uống hợp lý, tập luyện thể dục thể thao… như bác sĩ đã khuyên.

* Xin được hỏi đại diện nhà sản xuất, nếu sử dụng cùng lúc thuốc điều trị tiểu đường và ALA PRO có gây tác dụng phụ gì không? Khi chỉ số Hba1c trở về bình thường có thể ngưng sử dụng sản phẩm ALA PRO được không?

- Tiến sĩ Tanaka Toru: Bạn có thể yên tâm là sử dụng ALA hoàn toàn không gây tác dụng phụ gì.
Khi chỉ số Hba1c trở về bình thường bạn có thể ngưng sử dụng nhưng cách tốt nhất là bạn hãy sử dụng ALA hằng ngày để đảm bảo đường huyết không tăng trở lại.
* Khi được chẩn đoán đái tháo đường rồi, tôi cần chuẩn bị những gì để đương đầu với bệnh?

- Bác sĩ Trương Hiếu Nghĩa: Khi bác sĩ đã chẩn đoán chắc chắn bạn bị bệnh tiểu đường, bạn không nên quá hốt hoảng hoặc không quan tâm gì đến bệnh.

Bệnh có tính chất mãn tính và có thể gây nhiều biến chứng. Do đó cần phải có thái độ bình tĩnh để sắp xếp lại mọi sinh hoạt, thói quen ăn uống… và cách sống sao cho phù hợp với tình trạng bệnh.

Người bệnh nên sống năng động hơn, không nên ngồi một chỗ suốt ngày. Mỗi ngày nên dành từ 30 - 45 phút để đi bộ. Ngoài ra có thể chơi các môn thể thao khác phù hợp với sức khỏe. Thể thao chính là một phương pháp điều trị không dùng thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tính năng lượng cần thiết, thành phần các loại thức ăn cụ thể cho từng người bệnh để đảm bảo một chế độ ăn thích hợp cho mỗi người.

Tất cả 2 biện pháp này là nhằm giúp cho bạn đạt được cân nặng lý tưởng của mình, duy trì sức khỏe để sống và làm việc có hiệu quả và góp phần giảm lượng đường huyết bị tăng cao trong máu.

Khi cả hai biện pháp trên vẫn không làm ổn định được đường huyết ở mức bình thường, bạn sẽ được bác sĩ cho dùng thuốc giảm đường huyết để điều trị. Dùng thuốc nào là phù hợp với bệnh của bạn? Điều này sẽ do bác sĩ quyết định, dựa trên tình trạng của bệnh.

Để điều trị có kết quả tốt, nên phối hợp chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi bệnh liên tục.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.