Thống kê trên chỉ là tạm thời và giới chức quốc gia ở Đông Phi này lo ngại số người chết thực sự có thể cao hơn nhiều. Việc khai quật những ngôi mộ tập thể vẫn đang được tiến hành trong khu rừng Shakahola (tỉnh Malindi, Kenya), nơi những nạn nhân đầu tiên được phát hiện ngày 13.4. Đến cuối tháng 5, hơn 600 người vẫn mất tích.
Theo ông Johansen Oduor, nhà nghiên cứu bệnh học của chính phủ Kenya, trong khi nhịn đói dường như là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết, một số nạn nhân, cả trẻ em, có dấu hiệu bị bóp cổ, đánh đập và mất nội tạng. Cảnh sát tin rằng hầu hết thi thể được khai quật là của những người theo một giáo phái xúi tín đồ nhịn ăn đến chết để lên thiên đàng, do người đàn ông tên Paul Nthenge Mackenzie thành lập vào năm 2003.
Thủ lĩnh giáo phái ép tín đồ "nhịn đói đến chết" để lên thiên đàng là ai?
Mackenzie đã bị cảnh sát giam giữ từ ngày 14.4 với cáo buộc khủng bố. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi vẫn chưa có lời giải về cách người này, vốn xuất thân từ nghề lái taxi, qua mặt cơ quan thực thi pháp luật dù có tiền án cực đoan trước đó. Các cư dân tỉnh Malindi nói với tờ The Washington Post rằng họ bắt đầu nghe về Mackenzie vào khoảng năm 2017. Thời điểm đó, Mackenzie bị cáo buộc xúi giục trẻ em không đi học và sau đó đã bị bắt vì liên quan cái chết của những đứa trẻ trong hội thánh do người này lập ra. Vào năm 2019, người dân Malindi đã đốt "nhà thờ" của Mackenzie.
Ít nhất 35 người bị nghi có liên quan Mackenzie đã bị bắt giữ. Trong đó, Ezekiel Odero, một mục sư thân cận với Mackenzie, cũng đang bị điều tra về các tội danh bao gồm giết người, hỗ trợ tự sát, bắt cóc, cực đoan hóa, tội ác chống lại loài người, tàn ác với trẻ em, lừa đảo và rửa tiền.
Vụ án rúng động trên đã khơi lại cuộc tranh luận về các quy định liên quan ở Kenya, quốc gia có tới 4.000 "nhà thờ" do các giáo phái tự lập nên. Tổng thống William Ruto đã ra lệnh thành lập một ủy ban đặc biệt để xem xét quy định quản lý các tổ chức tôn giáo ở nước này.
Từ giáo phái nhịn ăn đến chết, nhìn lại những thảm kịch thiệt mạng hàng loạt vì cuồng tín
Trong diễn biến khác, Bộ trưởng Nội vụ Kenya Kithure Kindiki cho biết sau khi cuộc tìm kiếm những người sống sót và các thi thể kết thúc, một buổi lễ sẽ được tổ chức ngay tại rừng Shakahola và chính phủ sẽ biến khu vực này thành đài tưởng niệm quốc gia để Kenya và thế giới không quên những gì đã xảy ra, theo The Washington Post.
Bình luận (0)