Giáo sư Trung Quốc đề xuất Bắc Kinh sửa luật, hợp pháp hóa ‘đường lưỡi bò’

13/08/2014 14:45 GMT+7

(TNO) Sau khi Trung Quốc bị Philippines kiện ra tòa án quốc tế, một giáo sư Trung Quốc đã ngang ngược đề xuất Bắc Kinh nên nghiêm túc cân nhắc điều chỉnh luật, đưa ra một khung pháp lý nhằm bảo tuyên bố chủ quyền 'đường lưỡi bò' phi lý của nước này 'nuốt trọn' gần cả biển Đông.

(TNO) Sau khi Trung Quốc bị Philippines kiện ra tòa án quốc tế, một giáo sư Trung Quốc đã ngang ngược đề xuất Bắc Kinh nên nghiêm túc cân nhắc điều chỉnh luật, đưa ra một khung pháp lý nhằm bảo tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” phi lý của nước này “nuốt trọn” gần cả biển Đông.


Trung Quốc hồi tháng 5.2014 đã ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam - Ảnh: Độc Lập

Giáo sư Qi Huaigao, Đại học Fudan (Trung Quốc), cho biết hiện tại Luật của Trung quốc về Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa chỉ đề cập đến “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp trên biển Đông, Want China Times 13.8 dẫn lại thông tin từ Thời báo Hoàn cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Và luật này không hề định nghĩa rõ tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên biển Đông, theo ông Qi.

“Đường lưỡi bò” vào năm 1947 được chính quyền Trung Quốc vẽ ra là đường 11 đoạn trên bản đồ, sau đó điều chỉnh thành đường 9 đoạn, lại được đổi thành đường 10 đoạn trong bản đồ dọc công bố gần đây, theo Want China Times.

Vào ngày 30.3.2014, Chính phủ Philippines đã đệ trình biên bản ghi nhớ với luận cứ dài khoảng 4.000 trang, trong đó có các luận chứng cáo buộc tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc, nuốt trọn gần hết biển Đông, lên Tòa án Liên Hiệp Quốc về luật Biển (ITLOS).

Tòa Trọng tài Thường trực (trụ sở tại The Hague, Hà Lan) là cơ quan cuối cùng thụ lý vụ kiện này, đã yêu cầu Trung Quốc trong vòng 6 tháng - đến ngày 15.12.2014 - phải trả lời đơn kiện của Philippines, nhưng Bắc Kinh tuyên bố không tham gia phiên phân xử.

Theo luật hiện hành của Trung Quốc, khu vực nằm trong “đường lưỡi bò” được xem là một phần của “vùng biển lịch sử” Trung Quốc, nhưng không phải là đường ranh giới có tính hợp pháp.

Ông Qi đề xuất chính quyền Trung Quốc nên nghiêm túc cân nhắc điều chỉnh luật để đưa ra một khung pháp lý nhằm hợp pháp hóa “đường lưỡi bò”.

Bằng cách này, giáo sư Qi tin rằng Trung Quốc có thể tăng cường các tuyên bố chủ quyền tại những hòn đảo trong “đường lưỡi bò” trên biển Đông.

Phúc Duy

>> Indonesia sẵn sàng làm trung gian hòa giải ở biển Đông
>> Mỹ theo dõi sát tình hình biển Đông
>> Mỹ sẽ giám sát các hoạt động tại biển Đông
>> Triển vọng giải quyết vấn đề biển Đông qua ASEAN
>> Biển Đông trong Thông cáo chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN
>> ASEAN lo ngại 'cực độ' về biển Đông, nhưng 'tránh' nhắc tên Trung Quốc
>> Mỹ kêu gọi chấm dứt leo thang ở biển Đông

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.