>> Tai nạn đường sắt Cát Linh - Hà Đông: 'Các ông phải đi tù' nếu công an làm rõ
>> Đình chỉ thi công dự án Cát Linh - Hà Đông để điều tra tai nạn
>> Giá đoàn tàu tuyến Cát Linh - Hà Đông 'đội' thêm 30%
>> Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đội vốn do 'chưa có kinh nghiệm
>> Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông: Đội vốn 339 triệu USD !
Chia sẻ với Thanh Niên Online, chị Trần Thanh Dung, 34 tuổi, nhà ở đầu phố Triều Khúc cho biết, nơi làm việc ở phố Tây Sơn nên ngày nào cũng ít nhất 2 lượt trên đường Nguyễn Trãi. “Tức là ngày nào cũng đi qua dưới công trường đường sắt đô thị 2 lượt. Bắt đầu nổ máy đi là sợ, kể cả từ hôm chưa xảy ra tai nạn cũng lo sợ chiếc cần cẩu đổ sập xuống, hay vật liệu rơi từ trên xuống thì có chạy đằng trời”, chị Dung nói.
Cũng phải đi làm thường xuyên qua cung đường “tử thần” này, anh Bùi Văn Trường ở đường Trần Phú, quận Hà Đông cho hay, cảm giác người đi bên dưới mà phía trên là công trình thi công cứ đập chan chát rất sợ. Nhỡ công nhân sơ ý đánh rơi cái đinh, cán búa hay viên gạch thì rất nguy hiểm cho người đi đường.
Anh Trường cho biết, trong sáng 6.11 anh may mắn thoát chết vì vừa đi qua khoảng 100 mét thì chiếc cần cẩu làm rơi thanh thép khiến 1 người chết, 3 người bị thương. Hoảng hồn, từ sau đó anh Trường không dám đi qua công trường thi công đường sắt trên cao, tìm đường khác đi làm.
Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, trình độ lao động của công nhân ta chưa cao nhưng ý thức lại rất kém. Bên cạnh đó, những người làm công tác quản lý công trường cũng rất thiếu trách nhiệm nên chuyện xảy ra tai nạn trong những công trình không phải hiếm. Nhất là những công trình lớn thì khó tránh được chuyện có người thiệt mạng.
Thanh Niên Online ghi lại những hình ảnh được người đi đường cho là nguy hiểm.
|
Đan Hạ
Bình luận (0)