Đảng Xã hội dân chủ vẫn là đảng phái chính trị lớn nhất trong quốc hội nhưng bị mất vị thế cầm quyền. Phe xã hội dân chủ và đảng Xanh không duy trì được đa số đã có trong quốc hội.
Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson trong họp báo ngày 14.9 |
reuters |
Cánh hữu, cực hữu và dân túy về đa số, cho dù mức độ chênh lệch rất mong manh so với phía xã hội dân chủ và đảng Xanh. Chính phủ đương nhiệm đã từ chức, chấm dứt 8 năm cầm quyền liên tục của phe này ở Thụy Điển.
Kết quả bầu cử trên không chỉ làm đảo chiều hướng chính trị cầm quyền ở Thụy Điển mà còn khích lệ sự trỗi dậy của các lực lượng chính trị cánh hữu, cực hữu, dân túy và dân tộc chủ nghĩa tại các nơi khác ở châu Âu. Nhìn vào những chủ đề nội dung tranh cử có tác động quyết định nhất tới diễn biến và kết cục cuối cùng của cuộc bầu cử quốc hội ở Thụy Điển cũng có thể thấy được tác động mạnh mẽ của chúng tới diễn biến tình hình chính trị và xã hội ở các nước châu Âu khác: Vấn đề người tị nạn và di cư, lạm phát cao và giá cả sinh hoạt đắt đỏ, tội phạm hình sự gia tăng và tâm lý không hài lòng về EU. Việc Thụy Điển gia nhập NATO và ủng hộ EU, đối địch Nga trong chiến sự Ukraine gần như không giúp ích gì cho phe cầm quyền ở Thụy Điển trong việc duy trì quyền lực, mà thậm chí lại còn gây bất lợi.
EU nói chung và giới cầm quyền ở nhiều nước thành viên EU nói riêng bị cảnh tỉnh và báo động bởi diễn biến mới này ở Thụy Điển. Cơn địa chấn ở Bắc Âu rất có thể lây rộng, lan xa ra châu lục.
Thụy Điển cân nhắc kế hoạch sản xuất vũ khí cung cấp cho Ukraine |
Bình luận (0)