Giới khoa học cảnh báo nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài ếch, nhái

Khánh An
Khánh An
05/10/2023 08:04 GMT+7

Một nghiên cứu lớn trên phạm vi toàn cầu cho thấy động vật lưỡng cư có nguy cơ tuyệt chủng hàng đầu do tác động của môi trường thay đổi.

Giới khoa học cảnh báo nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài ếch, nhái  - Ảnh 1.

Loài ếch sừng Palawan ở Philippines

Re:wild

Tờ South China Morning Post ngày 5.10 dẫn một nghiên cứu toàn cầu cho thấy các loài động vật lưỡng cư trên thế giới đang bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng, trong đó khu vực miền trung và nam Trung Quốc có nguy cơ cao nhất do tập trung nhiều loài bị đe dọa.

Nghiên cứu được tiến hành bởi hơn 100 nhà khoa học thuộc nhiều nước, nhằm đánh giá về hơn 8.000 loài.

Về động vật lưỡng cư, trung bình cứ 5 loài thì có 2 loài có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến những loài nhạy cảm với sự thay đổi môi trường, như ếch, sa giông và kỳ nhông.

Các nhà khoa học đang kêu gọi nỗ lực đầu tư ngay lập tức và đáng kể, cũng như các hành động chính sách để hỗ trợ sự sống sót và phục hồi liên tục của loài lưỡng cư, dựa trên các nỗ lực bảo tồn đã làm giảm nguy cơ tuyệt chủng của 63 loài kể từ năm 1980.

Trên toàn cầu, 37 vụ tuyệt chủng của động vật lưỡng cư đã được ghi nhận, trong đó có 23 vụ xảy ra trước năm 1980, tiếp theo là 10 vụ tuyệt chủng nữa vào năm 2004 và 4 vụ khác vào cuối năm ngoái.

Khủng hoảng khí hậu đang diễn ra toàn cầu?

Nghiên cứu mới nhất cho thấy động vật lưỡng vẫn là loài động vật có nguy cơ cao nhất, với 41% trong số chúng bị đe dọa tuyệt chủng, cao hơn 26,5% ở động vật có vú, 21,4% ở bò sát và 12,9% các loài chim.

Việc mất môi trường sống ảnh hưởng đến 93% các loài bị đe dọa, chủ yếu là do mở rộng đất nông nghiệp, tiếp theo là khai thác gỗ và thực vật cũng như phát triển cơ sở hạ tầng.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.