2 tỉ trẻ em phải hít thở không khí độc hại hàng ngày

03/11/2016 13:45 GMT+7

Báo cáo mới nhất của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) cho thấy khoảng 2 tỉ trẻ em trên thế giới đang buộc phải hít thở, sinh sống trong bầu không khí ô nhiễm, độc hại hàng ngày.

Báo cáo ngày 31.10 do Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) công bố cho thấy khoảng 2 tỉ trẻ em đang phải sinh sống tại các khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao hơn giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gây ra bởi các nguyên nhân như khí thải từ phương tiện giao thông, việc đốt nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ...), rác thải, bụi bẩn...
Trong đó, khu vực Nam Á có số lượng trẻ em sinh sống trong "vùng ô nhiễm" cao nhất thế giới, khoảng 620 triệu; kế đến là châu Phi (520 triệu) và Đông Á - Thái Bình Dương (450 triệu).
Cũng theo các hình ảnh vệ tinh được chương trình Clear the Air for Children cung cấp, cứ 7 trẻ thì có 1 em (tức khoảng 300 triệu người) phải sinh sống tại những khu vực bị xem là ô nhiễm không khí nặng nề nhất thế giới, cao hơn định mức cho phép của WHO tới 6, 7 lận.
Trẻ em bị không khí ô nhiễm ảnh hưởng hơn rất nhiều so với người lớn Ảnh: Reuters
"Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra cái chết của khoảng 600.000 trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm, ngoài ra còn là mối đe dọa đối với hàng triệu em khác", Giám đốc điều hành UNICEF, ông Anthony Lake, cho biết, "Chẳng những gây hại cho hệ thống phổi đang phát triển của trẻ, không khí ô nhiễm có thể tấn công, thâm nhập vào đường máu, từ đó làm tổn thương não, ảnh hưởng xấu đến tương lai của trẻ".
Trẻ em thường bị tình trạng ô nhiễm không khí ảnh hưởng nhiều hơn người lớn do tốc độ hít thở, hấp thu oxy nhanh hơn (theo tỉ lệ cân nặng), đồng thời hệ thống miễn dịch cũng như phổi, não... vẫn chưa phát triển hoàn thiện. 
Tránh cho trẻ ngồi tư thế chữ W

Trẻ mới biết đi thường tìm kiếm một vị trí ngồi thoải mái. Theo tiến sĩ Claudia Chaloner, người chuyên điều trị chăm sóc sức khỏe và thể chất tại Mỹ, trẻ ngồi với đôi chân "hình chữ W" sẽ có vấn đề về sức khỏe sau này.

Báo cáo của UNICEF được đưa ra trong bổi cảnh Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc (COP 22) dự kiến sẽ được tổ chức tại thành phố Marrakesh (Morocco) từ ngày 7 - 18.11.2016 để kêu gọi các quốc gia trên thế giới nhanh chóng cắt giảm lượng khí thải.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.