Không phải ngẫu nhiên mà người ta đặt cho Mai Quang Duy (27 tuổi, trú KP.5, P.5, TP.Đông Hà, Quảng Trị) biệt danh như vậy. Bởi nó liên quan đến cách làm tình nguyện có một không hai của chàng trai chỉ có trình độ học vấn 8/12...
Duy cho biết với hoàn cảnh “éo le” của mình, anh đã chịu nhiều sức ép vì đam mê... làm tình nguyện. Rằng, bạn bè của anh không hiểu và thường chất vấn anh: “Mày làm cho lắm để làm gì? Có được gì đâu? Trong khi cơm chưa đủ no, việc làm lại chưa có?”.
Hay chính ba mẹ anh cũng lấy làm phiền muộn khi đứa con trai cả, trụ cột của gia đình thường lông nhông ngoài đường, lo việc thiên hạ... Thậm chí cả yêu đương cũng không, vì anh cho rằng khó có cô gái nào dám tính chuyện lâu dài với một người đàn ông suốt ngày lo việc bao đồng.
Nguyễn Bình Nam cùng Câu lạc bộ Bạn thương nhau đã làm một kỳ tích mà chính Nam cũng không nghĩ đến, đó là xây dựng 3 điểm trường tại vùng khó khăn...
Duy nói: “Nhờ làm tình nguyện, tôi đã được gặp gỡ rất nhiều người, đặc biệt những người cùng chí hướng. Chỉ cần nhìn thấy những nụ cười hết cỡ của những đứa trẻ nghèo khi nhận quà và nghe tiếng cảm ơn của những gia đình khốn khó khi nhận được sự giúp đỡ, vậy là đủ”.
Duy xây dựng quỹ bằng cách kêu gọi mọi người ủng hộ ve chai... “Phương châm của chúng tôi là: Không xin tiền mặt, chỉ nhận hiện vật. Mà hiện vật ở đây chỉ là những thứ phế liệu, bỏ đi... Xin dễ không à. Ai cũng hào hứng cho”, Duy cười nói.
Hiện nay, Duy đã bắt đầu nhẵn mặt với các tiệm cà phê, quán nhậu... vì cứ vài tháng anh lại cùng bạn bè đến tận nơi xin vỏ lon, giấy lộn. Chỉ cần thấy Duy ở đâu là họ đưa phế liệu cho anh ở đó, dù anh chưa cần mở miệng. Dù thế, anh cho hay chỉ phát động việc gom ve chai theo từng đợt, mỗi đợt chừng một tháng, để có kinh phí thực hiện một chương trình tình nguyện nào đó rồi tạm ngừng, đợi đợt sau phát động tiếp.
Từ năm 2014 đến nay, Duy đã đưa ra lời “hiệu triệu” ve chai tổng cộng 11 lần. Trong đó, lần nhiều nhất anh thu được hơn 2,5 triệu đồng và lần ít nhất là 700.000 đồng.
Hình ảnh những đứa trẻ trải qua ngày tháng đen tối của trầm cảm... khiến chàng thạc sĩ chuyên ngành tâm lý đau đáu và anh quyết định rong ruổi khắp nơi để dạy những đứa trẻ vùng sâu, vùng xa kỹ năng bảo vệ bản thân.
Với những khoản tiền nhỏ bé có được sau những lần thu gom ve chai, Duy chắt bóp và sử dụng rất chi li. Khi có chương trình “Trung thu cho trẻ em” anh sẽ dùng chúng mua kẹo bánh, khi có chương trình “Nâng bước em tới trường” sẽ mua sách vở, bút mực, khi có chương trình “Hơi ấm mùa đông” sẽ mua áo ấm, khăn choàng... Tất nhiên, tất cả sẽ được Duy và bạn bè phát miễn phí cho người nghèo, chủ yếu là trẻ em ở địa bàn vùng khó khăn. Thời gian gần đây, Duy “ve chai” còn lấn sân sang những thể nghiệm mới như tổ chức các chương trình ca nhạc từ thiện, xin quần áo cũ, bán hàng lưu niệm gây quỹ.
Với những đóng góp của mình cho cộng đồng, Mai Quang Duy từng được rất nhiều bằng khen, giải thưởng của T.Ư Đoàn, Tỉnh đoàn Quảng Trị, Thành ủy và UBND TP.Đông Hà. Hiện Duy là Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Kỹ năng thanh niên và công tác xã hội TP.Đông Hà.
Bình luận (0)