Chuyện trên cung đường phượt

01/10/2017 13:43 GMT+7

'Ích kỷ' và 'thiếu ý thức' là những cụm từ mà người địa phương ở những điểm du lịch nói về một bộ phận bạn trẻ mỗi lần họ ào đến và đi, để lại rác cùng cảnh quan bị phá nát.

Mỗi năm cứ đến khoảng tháng 9, 10 trở đi, khi hoa tam giác mạch bắt đầu nở rộ khắp núi rừng Hà Giang, cũng là lúc người dân nơi đây vừa háo hức lại vừa lo lắng. Ông Nguyễn Mạnh Huấn, giảng viên Trường CĐ Sư phạm Hà Giang, cho biết: “Từng đoàn, từng đoàn các bạn trẻ “phượt” lên Đồng Văn. Ngang qua TP.Hà Giang, chúng tôi lại thấy họ phóng xe bạt mạng, còi hú inh ỏi, hò hét... Người dân nơi đây quá nản. Ăn uống xong họ xả rác tại chỗ, vào cánh đồng hoa tam giác mạch thì giẫm đạp nô đùa... Có người còn phóng cả xe máy vào cánh đồng hoa để chụp. Cắm trại, tụ tập, nghỉ ngơi chỗ nào xong, khi họ ra đi thì sản phẩm còn lại là rác và rác”.
Một hành động đáng lên án hơn, khi nhóm bạn trẻ đi xe máy du lịch ở Hà Giang đã dùng son sửa số hiệu cột mốc số 423 thành 428 vào tháng 5.2017. Cả hai mốc quốc giới này đều thuộc xã Lũng Cú, TT.Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Trong đó, mốc 428 do VN xây dựng, nằm dưới sông Nho Quế có địa hình khó đi hơn mốc 423 nằm ngay ven đường. Theo nhận định của cư dân mạng, có khả năng nhóm phượt này chỉnh sửa để chứng tỏ mình đã chinh phục được cung đường khó.

tin liên quan

'Coi công viên như bãi rác'
Công viên 23.9 (Q.1, TP.HCM) với những mảng cỏ xanh xinh đẹp. Thế nhưng sau khi một nhóm người trẻ uống cà phê ở đây bỏ đi thì vương vãi vô số rác.
Tuấn Zippo, một bạn trẻ sống ở Hà Nội, năm nào cũng cùng nhóm bạn đi bằng xe máy lên Tây Bắc hoặc các địa danh khác. Cũng là “phượt thủ”, nhưng Tuấn cảm thấy hết sức đau lòng trước những hành động không thể chấp nhận được của không ít bạn trẻ du lịch bụi khác. Tuấn kể: “Khi đến đảo Cô Tô, một tụ điểm quen thuộc vào mùa hè những năm gần đây miền Bắc, tôi chứng kiến rất nhiều trường hợp bạn trẻ vô ý thức với thiên nhiên. Cứ chiều đến là chúng tôi phải đi dọc bãi biển dọn và nhặt rác dưới nắng. Chúng tôi không được trả công để làm việc đó, chỉ vì chúng tôi muốn có bãi biển sạch để mọi người tận hưởng kỳ nghỉ và cũng để cho họ thấy sự khác nhau giữa việc có và không có rác”.
Gần đây, chóp nhôm trên đỉnh núi Bà Đen (Tây Ninh) có ghi độ cao và tọa độ đã bị một bộ phận “dân phượt” phá bằng một lực mạnh khiến nó méo mó.
Một nơi tôn nghiêm và thanh tịnh như chùa Linh Quy Pháp Ấn (Bảo Lộc, Lâm Đồng), nơi ca sĩ Sơn Tùng M-TP quay MV Lạc trôi, cũng không thoát khỏi cảnh rác tụ tập trên lối đi, bậc thềm dẫn lên cửa chùa… Không những thế, nhiều bạn trẻ còn hò hét, nói cười như ở giữa phố đông, đứng ngồi la liệt để chụp ảnh cả ở những nơi trưng bày nghệ thuật như bãi sỏi trắng…

tin liên quan

Người trẻ hời hợt mạng sống của mình
Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, ngang nhiên băng sang đường... là những hình ảnh của một bộ phận sinh viên, được giáo dục ý thức nhưng lại có hành vi hời hợt với chính mạng sống của mình.
Người dân Đà Lạt cũng bức xúc khi nhìn thấy cảnh đoàn “phượt thủ” trên 20 tuổi phóng xe máy ngang qua hồ Tuyền Lâm, họ dừng lại ngang nhiên bẻ những cành hoa anh đào đang khoe sắc để mang về.
Lý giải về những hành vi “phượt thiếu ý thức”, ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty du lịch Lửa Việt, cho rằng có 2 nguyên nhân chính: lỗ hổng trong giáo dục và sự yếu kém trong quản lý.
“Khi còn học mẫu giáo, con nít được dạy dỗ rất tốt về ý thức, về ứng xử nơi công cộng và việc chấp hành những quy định. Nhưng lên tiểu học, mọi thứ bắt đầu đi chệch hướng, lên trung học việc giáo dục này bị nhạt nhòa, lên đại học biến mất. Ở nước ta, luật cũng có nhưng các cơ quan quản lý không xử phạt, hoặc xử lý không đến nơi đến chốn khiến người vi phạm coi thường”, ông Mỹ nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.