"Không làm được gì cũng đòi đi"
Đây là năm thứ 6 liên tiếp mà Nguyễn Trọng Tín, 28 tuổi, làm nhân viên văn phòng tại số 364 Cộng Hòa, Q.Tân Bình, TP.HCM, không về quê kịp để đi tảo mộ cùng với gia đình.
Trọng Tín kể lại: “Lúc còn là học sinh mình hay theo ba mẹ, với mấy cô chú đi tảo mộ ông bà mỗi khi tết sắp đến. Năm nào cũng vậy, thường sẽ quét mộ trước 23 âm lịch, nếu ngày đó trùng với ngày học thì mình xin phép nghỉ học 1 buổi, còn bây giờ chật vật làm trên Sài Gòn nên được về trước giao thừa là vui rồi”.
Trọng Tín cho hay những hình ảnh đi tảo mộ cho ông bà là ký ức khó quên trong anh. “Ngày đó ai cũng tất bật, người chuẩn bị vôi quét, người chuẩn bị dao, chổi để phát quang bụi rậm. Còn tụi mình thì bưng hoa quả, nhang, giấy...", Tín chia sẻ.
|
Huỳnh Như tâm sự: "Hồi đó nghe mẹ nhắc ngày mai sẽ đi tảo mộ là chiều hôm đó nôn nao lắm. Thật ra, mình nôn nao vì được túm tụm với mấy anh, em bà con để cùng vui chơi, chuyện trò. Rồi có những đứa không làm được gì cùng đòi đi theo cho bằng được...”.
Là dịp quây quần hỏi thăm nhau
Đó là chia sẻ của anh Lê Đình Toàn, 31 tuổi, trú ngụ tại hẻm 451 Tô Hiến Thành, P.14, Q.10, TP.HCM, khi nhắc đến chuyện đi tảo mộ. Anh Toàn cho hay do công việc bận rộn nên nhiều năm liền anh không cùng với người thân đi tảo mộ, nhưng anh vẫn nhứ không khí ngày 20 tháng chạp hằng năm.
Anh Toàn bồi hồi nói: “Sáng sớm 20 tháng chạp là mỗi người chuẩn bị những vật dụng như: rượu trắng, trái cây, bông, giấy tiền vàng bạc..., đặc biệt là chè trôi nước để khi dọn dẹp xong sẽ cúng ông bà tại các phần mộ...".
Chị Mai nói: “Những ngày đó tôi với mấy dì không đi tảo mộ mà ở trong bếp chuẩn bị mâm cơm cúng kiến. Đến khoảng 11 giờ trưa là mọi thứ đã xong và mọi người sẽ ngồi vào bàn ăn, cùng nhau kể chuyện, hỏi thăm nhau”.
Bình luận (0)