Khi người ta trẻ: Giờ dây thun

20/09/2014 03:00 GMT+7

Là sinh viên, cuộc sống khá tự do, nhàn rỗi, chẳng bị gò bó bởi điều gì. Vì thế dường như “giờ dây thun” là khái niệm khá quen thuộc với nhiều người và có thể ai cũng từng là “người trong cuộc”.

Khi người ta trẻ: Giờ dây thun
Minh họa: Văn Nguyễn 

Tôi cũng thế, dù bất kể chuyện gì, từ đi học, hẹn nhau đi chơi… tôi luôn đến muộn so với giờ hẹn. Tôi áp đặt cả suy nghĩ của bản thân lên người khác “chắc người ta cũng đến trễ”, cớ gì phải vội vàng đến sớm.

Nhưng đến nơi mọi người đều đã tề tựu đông đủ, đứng đợi mỗi riêng tôi. Đành lấy cớ bị kẹt xe, hỏng xe, có việc đột xuất để biện minh.

Tật xấu này theo tôi suốt thời sinh viên. Nhiều lần trễ hẹn dần trở thành thói quen. Bạn bè chờ tôi mãi cũng nản, những lời rủ đi chơi, tụ họp thưa thớt dần.

Ra trường, được nhận vào công ty nước ngoài có phong cách làm việc chuyên nghiệp, đúng giờ, nhưng vì tác phong lề mề, trễ giờ đã "ngấm vào máu”, khiến tôi phải trả “học phí” đắt là những lần bị sếp chỉ trích thậm tệ, những lần vuột mất hợp đồng với khách hàng, những mối quan hệ ít dần, thậm chí suýt bị đuổi việc.

Sau những lần đó, tôi đã có được bài học cho bản thân, nhận ra đúng giờ là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá người có văn hóa, thể hiện sự uy tín, giúp có được sự tin tưởng từ người khác.

Thử một lần phải chờ đợi người khác liệu bạn có khó chịu không? Vậy tại sao phải để người khác chờ đợi? Nên khi đã nhận được lời mời hay cuộc hẹn, hãy đến đúng giờ. Hãy nói không với thói quen xài “giờ dây thun” để thể hiện sự tôn trọng mọi người xung quanh. Đó cũng chính là cách để tôn trọng chính mình.

Phan Nguyễn Minh Hiền

>> Khi người ta trẻ: Câu hỏi của con
>> Khi người ta trẻ: Ký ức
>> Khi người ta trẻ: Núi cao còn có núi cao hơn
>> Khi người ta trẻ: Hãy học cách tiêu tiền
>> Khi người ta trẻ: Hãy là chính mình
>> Khi người ta trẻ: Đừng “làm nổi” như vậy !  

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.