|
Bà Gái kể: “Nó ốm yếu lắm. Hồi sinh ra cân nặng chỉ hơn 1 kg, giống như con mèo vậy đó. Tui nuôi nó từ khi còn ấp trong lồng kính ở Bệnh viện Hùng Vương từ khi mới lọt lòng mẹ. Khi Thoại lên 4 tuổi thì ba mẹ nó thôi nhau, rồi bỏ đi biệt tăm, để nó lại cho tui nuôi đến tận bây giờ”.
Bà Gái cho biết thêm: “Do anh hưởng chất độc da cam từ thời ông nội nên sức khỏe của anh em Thoại không được tốt cho lắm. Thuở nhỏ, thay vì người ta đi bằng bàn chân thì Thoại đi bằng các ngón chân, mỗi lần đi nó cứ nhón nhón thấy tội nghiệp lắm. Từ nhỏ đến lớn nó đi học phải có người trợ giúp đưa đi, đón về”.
|
“Tui già rồi, lại bệnh liên miên. Ước mơ lớn nhất của tui bây giờ là thằng Thoại vào đại học, thằng Duy (Đinh Khánh Duy, 17 tuổi, em của Thoại đang học ngành điện công nghiệp của Trường trung cấp nghề Củ Chi) học xong ra trường. Khi nào thấy hai cháu có được công ăn việc làm, tự nuôi sống được bản thân thì tôi mới yên lòng nhắm mắt, xuôi tay”, bà Gái đau đáu.
tin liên quan
Nghị lực mùa thi: Ước mơ của nữ sinh mồ côi chaBà Gái cũng cho biết thêm: “Nhà có 6 người thì chỉ có một mình con Sáu (dì của Thoại) đi làm có lương. Mọi thứ thu chi trong nhà gói ghém trong mấy đồng lương ít ỏi của con Sáu. Nhưng sức khỏe nó cũng yếu lắm vì trước đây nó bị tai nạn rất nặng vào năm 1997. Giờ đi làm nhưng tui thấy nó cứ mệt, bệnh và nghỉ hoài à. Đồng lương công nhân mỗi tháng chẳng được bao nhiêu nhưng do hay nghỉ bệnh nên công ty người ta trừ bớt. Nói chung tháng nào lãnh ra là chi trả hết sạch, vì cứ rơi vào cảnh mượn trước trả sau đó chú, bởi khi thấy mấy đứa cháu và tui ăn uống kham khổ quá nó không đành nên nó phải mượn trước, ứng tiền lương trước của người ta”.
Theo bà Gái, bà và mấy anh em Thoại sống nhờ tình thương yêu của cô bác láng giềng. Có hôm có người cho ít gạo, có chỗ gọi cho tí thịt, chai nước tương...
Về phần Thoại, em cho biết: “Tuổi thơ em không được may mắn nhận được nhiều tình thương của ba mẹ, nhưng em được lớn lên trong tình yêu thương hết mực của bà nội, sự chăm sóc, dẫn dắt của hai vợ chồng dì, dượng; thầy cô, bạn bè và cô bác láng giềng... Em rất biết ơn và sau này sẽ tìm mọi cách để trả ơn vì tất cả những tình cảm mà mọi người đã lo cho em được học hành đến hôm nay. Chính vì vậy, em sẽ cố gắng học tập thật tốt và hứa với lòng sẽ thi đậu vào Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM vì em rất đam mê lĩnh vực này”.
Tôi hỏi: “Hiện tại em có ước mơ gì?”. Thoại nói: “Em ấp ủ một ước mơ lâu lắm rồi mà đến nay vẫn chưa biết làm sao. Đó là có được một bộ máy vi tính, cũ cũng được để có điều kiện phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực công nghệ thông tin. Bấy lâu nay em mê bộ máy vi tính lắm nhưng thấy bà nội và cô Sáu còn chạy ngược chạy xuôi cho từng bữa ăn nên em không dám nói”...
Sẽ hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Điểm mới đáng chú ý nhất của Tiếp sức mùa thi năm nay là chương trình phối hợp cùng các tỉnh/thành đoàn rà soát danh sách các học sinh hiếu học có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời hỗ trợ vật chất và tinh thần các em trong kỳ thi. Bên cạnh việc dành ngân sách để trao tặng cho các thí sinh khó khăn, chương trình còn cử các sinh viên tình nguyện tận tình giúp đỡ các thí sinh này ôn bài, hướng dẫn di chuyển… để các thí sinh yên tâm thi cử. Ngoài việc tập trung hỗ trợ thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, chương trình vẫn lập các đội hình tình nguyện ở 63/63 tỉnh, thành để hướng dẫn đi lại, hướng dẫn thủ tục thi, tư vấn mùa thi…
Trịnh Văn Hào (Giám đốc Marketing Tập đoàn Thiên Long)
|
Bình luận (0)