Hiện mặt bằng lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 0,8 - 1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5 - 5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4 - 6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4 - 7,2%/năm. Lãi suất huy động USD của tổ chức tín dụng ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức.
Mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6 - 7%/năm đối với ngắn hạn, các ngân hàng thương mại nhà nước áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9 - 10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8 - 9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3 - 11%/năm đối với trung và dài hạn. Trong khi đó, lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,8 - 6,0%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8 - 4,8%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,9 - 6,0%/năm.
Bên cạnh đó, đến ngày 22.11, tổng phương tiện thanh toán tăng 14,92%, có cao hơn cùng kỳ nhưng chưa tạo sức ép đến lạm phát, huy động vốn tăng 15,28% so với cuối năm 2015. Tính đến ngày 28.11, huy động tín dụng tăng 14,57% so với cuối năm 2015, trong đó tín dụng bằng VND tăng 15,81%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 3,49%, phù hợp với chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ.
Bình luận (0)