Bị bắt, các “đầu nậu” không trực tiếp ra mặt nhưng hô hào đồng bào dân tộc cản trở, giành lại gỗ. Vì thế nhiều vụ xô xát xảy ra, tai họa cũng chực chờ với gia đình, vợ con khiến lực lượng kiểm lâm luôn thấp thỏm lo âu.
Bị… đốt nhà
Giữ rừng Yok Đôn 24 năm, anh Nguyễn Văn Hào, 48 tuổi, gắn bó cả tuổi trẻ cho cánh rừng. Với anh, trong nghề có thể “có người này người kia” nhưng anh luôn làm hết khả năng của mình. Khu rừng rộng cả trăm ngàn héc ta đã in dấu chân người kiểm lâm gạo cội.
Kể về những lần đụng độ với lâm tặc, anh Hào cho biết họ hầu hết là người dân lương thiện bị xúi giục bởi đầu nậu thu mua gỗ. Đồng bào dân tộc vốn hiền lành, chất phác. Nhiều lần họ kéo hàng chục người vây kiểm lâm, giành giật gỗ đều do đầu nậu người Kinh đứng sau giật dây.
|
Trong khi đó, hằng ngày ngụp lặn dưới dòng Sêrêpốk truy tìm gỗ của lâm tặc, anh Nguyễn Đồng Thuận, 49 tuổi, cũng không ít lần đối diện nguy hiểm. Chiều nọ, anh cùng hai đồng nghiệp phát hiện nhiều khúc gỗ dưới đáy sông nên tiến hành trục vớt. Nhóm lâm tặc ở gần đó tốp lái thuyền, tốp đứng trên bờ lăm lăm dao, gậy gộc áp sát nhóm kiểm lâm.
Tình thế nguy nan, anh Thuận nhảy xuống sông hòng đánh lạc hướng để đồng nghiệp chạy về trạm báo tin. Nhắm không đua nổi sức với thuyền máy, anh trèo lên bờ tiếp tục bỏ chạy. Nhóm lâm tặc đuổi theo nhưng các đồng nghiệp xuất hiện tương trợ kịp. Anh may mắn thoát được trận đòn nhừ tử.
Còn anh Vũ Thanh Sơn (36 tuổi, quê Nghệ An) trong một lần tuần tra phát hiện nhóm bảy đối tượng ở buôn Jang Lành (H.Buôn Đôn) đang đẩy 6 khúc gỗ cà chít chuẩn bị vượt sông Sêrêpốk nên lập tức vây bắt. Các đối tượng dùng gậy, gạch đá tấn công trở lại. Anh Sơn bị đánh dập ngón tay. Suốt mười mấy năm theo nghề, đã có năm nhóm lâm tặc phải vào tù vì chống trả, đánh đập anh trong lúc làm nhiệm vụ.
|
Nỗi buồn Ngưu Lang
Hầu hết gia đình, vợ con của kiểm lâm viên đều ở xa rừng Yok Đôn từ vài chục đến cả trăm cây số. Mỗi tháng bốn ngày phép, họ tất bật xếp đồ trở về. Với họ, đối diện với lâm tặc, bươn rừng lội suối chẳng là gì so với nỗi cô đơn, xa vợ xa con.
tin liên quan
Giữa rừng Yok Đôn: Xuyên rừng cùng kiểm lâmChị H’Diêm tâm sự nhiều lúc thấy chạnh lòng vì thiếu thốn tình cảm của chồng. Chưa kể, một mình chăm hai đứa con (Mi La 11 tuổi, Mi Lai 8 tháng) khiến chị kiệt sức.
“Hồi mới sinh Mi Lai, ổng về có mấy bữa lại xuống H.Buôn Đôn rồi. Chăm con quá vất vả, mình kêu đứa cháu gái nhà gần đây qua ở phụ giúp”, chị Diêm nhớ lại. Hằng ngày ngoài chăm con, nấu nướng, chị lên rẫy coi ngó 6 sào đất đang trồng cà phê.
Mái ấm của anh Nguyễn Văn Phố chẳng khác mấy. Vợ giáo viên mầm non, hai đứa con học tiểu học ngày nào cũng ngóng cha về. Một lần, ngồi nghỉ chân trên đỉnh đồi trong chuyến tuần tra rừng, anh Phố kể nhiều đêm, nhất là những ngày mưa gió, anh ứa nước mắt nhớ vợ nhớ con. Cứ nghĩ bữa nay con mình không có ai đón đưa đi học khiến anh buồn vô cùng. “Không tiện nói tên chứ anh em giữ rừng Yok Đôn nhiều người bị... vợ bỏ lắm. Trách sao được vì mình cứ đi hoài làm vợ con thiếu thốn tình cảm”, anh Phố rầu rầu rồi nói tiếp, giọng nghèn nghẹn: “Vợ tui quê Quảng Ngãi. Cuộc sống cô ấy đã vất vả từ nhỏ nên cô hiểu cho công việc của tui. May sao, cả gia đình vẫn ấm êm qua gần chục năm theo nghề”. (còn tiếp)
“Nghệ thuật” trong xử lý vi phạm
Theo thống kê 4 tháng đầu năm 2018, kiểm lâm rừng quốc gia Yok Đôn đã xử lý hơn 120 vụ xâm hại rừng, trong đó có 8 vụ khởi tố hình sự. Ông Nguyễn Hữu Tạo, Hạt phó Hạt Kiểm lâm vườn quốc gia Yok Đôn cho biết tuy xử lý cả trăm trường hợp nhưng chủ yếu có quy mô nhỏ lẻ. Thí dụ như khi phát hiện xe máy, xe đạp được “thiết kế” để chở gỗ, kiểm lâm lập biên bản, tịch thu phương tiện ngay cả khi họ chưa xâm hại cây rừng. Ông chia sẻ, để các đối tượng chịu hợp tác khi bị xử lý là cả một nghệ thuật. “Mình giải thích nhẹ nhàng, nghe lọt tai họ mới chấp hành. Ngoài ra việc đốt tổ ong, hái phong lan... đều cấm nhưng nếu cứ máy móc xử lý, rất dễ xảy ra xung đột với dân”, ông Tạo nói.
|
Bình luận (0)