Hội thảo là chia sẻ và lời khuyên của những người đã trải qua hành trình tìm kiếm đam mê, thành công với đam mê và cách giúp con tìm thấy đam mê.
Đam mê và trở ngại
Trong hai buổi hội thảo, điều đọng lại sâu sắc đối với những người tham gia là các câu chuyện đầy cảm hứng của những nhân vật nổi tiếng vì sự theo đuổi đam mê.
|
Nhưng mọi chuyện không dễ dàng. Bố mẹ Vân làm ở Quốc hội, không muốn con làm nghệ thuật mà chỉ muốn con học chính quy. Cô quyết định giấu bố mẹ, đi theo con đường của mình. Dù vậy, con đường thành công vẫn quá khó khăn. Nhưng với Vân, tất cả những trở ngại ấy không thể cản bước được đam mê.
Chuyện của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh (đạo diễn phim Em là bà nội của anh) cũng có nhiều điểm khá đặc biệt. Học hết THPT, anh thi đậu vào ba trường ĐH (Kiến trúc, Luật, Bách khoa). Nhưng anh không thật sự đam mê cả ba trường. Cái anh thích là làm phim! Anh chọn Kiến trúc vì cho rằng việc học tại một môi trường sáng tạo sẽ rất gần với điện ảnh và giúp cho đam mê của mình sau này. Tuy nhiên, vì không yêu thích ngành học, năm thứ 3 anh quyết định nghỉ học! Mẹ anh khóc lên khóc xuống. Thương mẹ, Nhật Linh quay lại trường học nhưng chỉ học những môn nào mình cảm thấy hứng thú. Anh tốt nghiệp hạng trung bình và trễ mất một năm so với các bạn cùng lớp.
May mắn là khi ra trường, anh tìm được công việc gần với đam mê của mình. Anh vào làm một công ty quảng cáo và được giao phụ trách thư ký tòa soạn một tạp chí điện ảnh của công ty này. Thình lình anh bỏ việc để đi học điện ảnh ở Mỹ. Quyết định mà gia đình, bạn bè, người quen đều cực lực ngăn cản. 5 năm về nước, anh đã trải qua từng công việc nhỏ nhất, đã từng thất vọng, hoang mang. Nhưng anh chưa từng bỏ quên đam mê, để khi thành công của phim “Em là bà nội của anh”.
Giúp con nhận thấy đam mê
Trong hội thảo, một học sinh đặt câu hỏi khá thú vị: “Đôi khi bố mẹ bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc sống, hướng con theo những ngành nghề thời thượng của xã hội mà không biết con đam mê điều gì. Con cũng rất ngại ngùng để chia sẻ đam mê của mình. Vậy làm sao để bố mẹ biết cách nhận thấy đam mê của con?”
Vân Hugo cho rằng tất cả việc mình đang làm đều xuất phát từ ước mơ lúc nhỏ. Nếu thích điều gì, lớn lên hãy hướng đến, có thể không thành công rực rỡ nhưng chạm được đến ước mơ thì sẽ rất hạnh phúc. Đừng bao giờ dừng ước mơ của mình. Ước mơ từ nhỏ sẽ thành hiện thực nếu biết đích của mình ở đâu. Lúc này, cả thế giới sẽ nhường đường.
Ông David Kaye, chuyên gia hoạt động giáo dục chuyên nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, cho rằng điều quan trọng là nhận ra điểm con mạnh nhất, tạo cảm hứng cho con và động viên con nỗ lực không ngừng. Bố mẹ cần tạo ra một môi trường tốt để con có thể thoải mái sáng tạo, phát triển tư duy.
“Mở khóa” cho con
|
Hiện tại, nơi có thể đáp ứng những điều này khá ít ỏi. Điểm qua hàng loạt trường, YOLA là môi trường gần như đáp ứng đầu đủ các tiêu chí này. Nơi đây thiết kế các khóa dạy kiến thức, kỹ năng thông qua tiếng Anh. Học viên phải dùng tiếng Anh để tiếp thu kiến thức, xử lý vấn đề, thuyết trình, phát hiện và trau dồi tiềm năng… Điều này giống cách học của các học sinh Âu, Mỹ, thay vì cách học “ngược” của nhiều học sinh VN hiện nay là học ngoại ngữ và kỹ năng tách biệt, hoặc học ngoại ngữ xong mới học kỹ năng. Học viên được trải nghiệm không gian thư viện khoa học hiện đại, trải nghiệm làm nhà khoa học, hoạt động ngoại khóa về nghệ thuật, nấu ăn, bình luận phim… Đó là cách tốt nhất để tìm thấy và khơi dậy tiềm năng, biến mỗi đứa trẻ trở thành một thiên tài trong lĩnh vực tốt nhất của mình.
Hoặc tại website: http://www.yola.vn/ hoặc gọi ngay hotline: 08.73033199 để được tư vấn miễn phí.
Bình luận (0)