Theo chân sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM có mặt ở khu trồng rau của ông Dương Văn Xây, ngụ tại D15/28, tổ 15, ấp 4, xã Tân Quý Tây, H.Bình Chánh, TP.HCM để tham quan mô hình trồng rau sạch, do sinh viên trường hướng dẫn kỹ thuật.
Trên diện tích khoảng 2.000 mét vuông trồng rau các loại, ông Xây trồng thí điểm một giàn rau thủy canh khoảng 500 m2 trong nhà lưới. Ông cho biết do đây là mô hình mới vẫn còn khó khăn trong việc pha chế dung dịch (cung cấp cho rau sinh trưởng), nên rất cần có sự giúp đỡ về kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm để những vụ rau sắp tới đạt năng suất cao hơn.
tin liên quan
Nhiều cô cậu nhí đã làm tình nguyện giúp bạn bè trang lứaTranh thủ mùa hè, nhiều bạn nhỏ đã đến những cơ sở xã hội làm thiện nguyện. Một số bạn còn mày mò tạo ra sản phẩm hữu ích để giúp đỡ trẻ em thiệt thòi.
“Trồng rau thủy canh rất khó và cần kỹ thuật cao hơn trồng dưới đất rất nhiều, bởi chỉ cần pha dung dịch thiếu kẽm một chút là rau sẽ chậm phát triển, lá sẽ vàng. Chính vì vậy, cái khó nhất của chúng tôi là cân dung dịch làm sao cho thật chính xác”, ông Xây bày tỏ.
|
Nhóm còn hỗ trợ ông Xây một loại chế phẩm sinh học có tên VISINH-NLU, do chính sinh viên của trường nghiên cứu giúp cây tự tạo ra protein độc giết côn trùng gây hại cho rau xanh mà không gây độc cho người.
Theo chỉ dẫn anh Lê Văn Sony, Bí thư Đoàn Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, chúng tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Minh Trí (27 tuổi), ngụ tại 140/37 ấp 4, xã Nhị Bình (H.Hóc Môn), vào một buổi chiều cuối tháng 7. Tại đây một nhóm sinh viên tình nguyện thuộc bộ môn công nghệ sinh học của trường đang tất bật phụ anh Trí hàn những khung sắt để làm căn nhà trồng nấm bào ngư xám.
Bùi Thị Ngọc Nhung, sinh viên năm 3, cho biết: “Nhóm tụi mình đã chuẩn bị 2.000 phôi nấm bào ngư xám đang ươm bên ngoài, vì vậy phải gấp rút thi công công trình này để đưa phôi nấm vào nhà chăm sóc càng sớm càng tốt”.
tin liên quan
Cô gái bỏ phố lên rừng... trồng hoaLà thạc sĩ, nhà ở thành phố, cô gái có cái tên lạ Nguyễn Tường Miên
hoàn toàn có thể kiếm một công việc phù hợp để được ở cạnh gia đình.
Nhưng Miên đã chọn một cách sống thật khác để theo đuổi đam mê.
Nhung cho biết thêm, trong thời gian nửa tháng đầu, dự kiến sẽ có hơn 10 sinh viên tình nguyện túc trực để hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nấm từng ly từng tí cho anh Trí. “Tụi mình muốn đem những kiến thức, kỹ thuật cao đã được học trên ghế giảng đường hướng dẫn, chuyển giao cho thanh niên địa phương để phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp đạt kết quả tốt, năng suất cao”, Nhung nói.
Theo anh Phan Thanh Hải, Bí thư Xã đoàn Nhị Bình, quy hoạch của địa phương, Nhị Bình là một xã nông nghiệp nông thôn mới, tuy nhiên nơi đây chưa có mô hình kinh tế đặc thù của thanh niên nông thôn. Chính vì vậy, từ mô hình trồng nấm này, trong thời gian tới Đoàn sẽ tham mưu với các ban ngành để có hướng hỗ trợ vốn cho thanh niên địa phương phát triển mô hình này là mô hình kinh tế.
Bình luận (0)