Góc ký họa: Pháp đình gần 150 tuổi với những bức tượng bí ẩn ở TP.HCM

28/07/2024 08:29 GMT+7

Là một trong những di sản thời Pháp thuộc tiêu biểu nhất, cho đến nay, lai lịch và ý nghĩa của nhiều bức tượng, phù điêu tại Tòa án nhân dân TP.HCM vẫn chưa được giải mã hết.

Tòa án nhân dân TP.HCM (131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1) do KTS Alfred Foulhoux và Jule Bourard thiết kế, hoàn tất năm 1885. Từ lúc thành lập đến nay, công trình vẫn giữ nguyên chức năng là nơi xét xử.

Góc ký họa: Pháp đình gần 150 tuổi với những bức tượng bí ẩn ở TP.HCM- Ảnh 1.

Trụ cổng có đầu tượng nàng Marianne - biểu tượng nền Cộng hòa Pháp

Ký họa của KTS Vũ Đức Chiến

Góc ký họa: Pháp đình gần 150 tuổi với những bức tượng bí ẩn ở TP.HCM- Ảnh 2.

Tranh của KTS Phùng Thế Huy

Góc ký họa: Pháp đình gần 150 tuổi với những bức tượng bí ẩn ở TP.HCM- Ảnh 3.

Cổng sắt bên hông - ký họa của KTS Linh Hoàng

Góc ký họa: Pháp đình gần 150 tuổi với những bức tượng bí ẩn ở TP.HCM- Ảnh 4.

Ký họa của KTS Trần Nhật Minh

Tầng trệt có hai bức tượng đồng cao khoảng 2 m. Tượng nữ thần Công lý (Justice) một tay cầm gươm (thể hiện quyền lực), tay kia cầm cái cân (thể hiện sự công bằng). Tượng nữ thần Đoàn kết (Union) tay phải cầm khiên (biểu tượng dũng cảm, đấu tranh), tay trái cầm cành ô liu (biểu tượng hòa bình, chiến thắng). Tầng trên có bốn tượng lớn (nhưng mất một tượng, không rõ lý do) và nhiều phù điêu trên công trình đến bây giờ vẫn chưa có tài liệu khả tín nào lý giải cặn kẽ…

Góc ký họa: Pháp đình gần 150 tuổi với những bức tượng bí ẩn ở TP.HCM- Ảnh 5.

Bên hông Tòa án - ký họa của KTS Phùng Thế Huy

Góc ký họa: Pháp đình gần 150 tuổi với những bức tượng bí ẩn ở TP.HCM- Ảnh 6.

Ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh

Họa sĩ cung cấp

Góc ký họa: Pháp đình gần 150 tuổi với những bức tượng bí ẩn ở TP.HCM- Ảnh 7.

Đầu hồi khối trung tâm với điêu khắc chạm nổi tinh xảo - ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

Góc ký họa: Pháp đình gần 150 tuổi với những bức tượng bí ẩn ở TP.HCM- Ảnh 8.

Ký họa của NTK Lê Quang Khánh

Công trình mang phong cách kiến trúc "Tân cổ điển Pháp" (*).

Hai trụ cổng có đầu tượng nàng Marianne - biểu tượng nền Cộng hòa Pháp với các giá trị: tự do, bình đẳng và bác ái. Phía dưới là thanh kiếm và nhánh cây bắt chéo, ở giữa là chữ RF (République Française - Cộng hòa Pháp). Phần đỉnh khối trung tâm có bức phù điêu khắc nổi nữ thần Công lý, hai bên là một nam, một nữ người Việt bận áo dài, búi tóc.

Góc ký họa: Pháp đình gần 150 tuổi với những bức tượng bí ẩn ở TP.HCM- Ảnh 9.

Ký họa của KTS Linh Hoàng

Nghệ thuật trang trí, điêu khắc ở công trình này pha trộn Baroque (trang trí tinh xảo, cầu kỳ) và Roccoco (sử dụng nhiều đường cong thanh mảnh, nhẹ nhàng, các hình hoa lá…) cùng các chi tiết trang trí bản địa Đông Dương (tàu lá chuối, cành dừa, bụi môn, cọ…).

Góc ký họa: Pháp đình gần 150 tuổi với những bức tượng bí ẩn ở TP.HCM- Ảnh 10.

Cổng chính - ký họa của KTS Linh Hoàng

Góc ký họa: Pháp đình gần 150 tuổi với những bức tượng bí ẩn ở TP.HCM- Ảnh 11.

Góc nhìn từ đường Nguyễn Trung Trực - ký họa của KTS Linh Hoàng

Góc ký họa: Pháp đình gần 150 tuổi với những bức tượng bí ẩn ở TP.HCM- Ảnh 12.

Tranh của KTS Nguyễn Khánh Vũ

Góc ký họa: Pháp đình gần 150 tuổi với những bức tượng bí ẩn ở TP.HCM- Ảnh 13.

Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng

KTS cung cấp

Là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, năm 2016 công trình bắt đầu được trùng tu với tổng kinh phí 320 tỉ đồng.


(*): Bắt đầu khoảng giữa thế kỷ 18, chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã cổ đại, bố cục đối xứng, nhấn mạnh vẻ oai nghiêm và quyền lực của công trình.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.