Góc ký họa: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt

02/04/2023 07:34 GMT+7

Nằm trên ngọn đồi bên bờ hồ Xuân Hương cách trung tâm Đà Lạt khoảng 2 km, Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (29 Yersin) được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong 1.000 công trình độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20.


Năm 1927, trường Petit Lycée thành lập, tập trung khối tiểu học. Từ năm 1932, trường mở rộng thành Grand Lycée có từ lớp đệ lục (lớp 7) đến đệ nhị (lớp 11). Đây là một trong những trường Pháp danh giá dành cho con cái quan chức và giới thượng lưu tại miền Nam. Năm 1935, trường đổi tên thành Lycée Yersin để ghi nhớ bác sĩ Yersin, người thám hiểm cao nguyên Lang Bian năm 1893. Từ năm 1976 đến nay trở thành Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Năm 2001, công trình được công nhận là Di tích kiến trúc quốc gia.

Góc ký họa: Trường cao đẳng Sư phạm Đà Lạt  - Ảnh 1.

Một trong 1.000 công trình độc đáo của thế kỷ 20 - ký họa của họa sĩ Phạm Công Tâm

Góc ký họa: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt - Ảnh 2.

Nhìn từ hồ Xuân Hương, tháp chuông như cây bút viết lên nền trời - ký họa của họa sĩ Hồ Hưng

NVCC

Mang dáng dấp kiến trúc Bắc Âu rất phù hợp với địa hình đồi núi ở Đà Lạt, công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Moncet (cũng là người thiết kế ga Đà Lạt) và xây dựng từ năm 1929 đến năm 1941.

Góc ký họa: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt - Ảnh 3.

Ký họa của KTS Trần Nhật Minh

NVCC

Góc ký họa: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt - Ảnh 4.

Công trình mang dáng dấp kiến trúc Bắc Âu - ký họa của họa sĩ Tâm Nguyễn

NVCC

Góc ký họa: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt - Ảnh 5.

Tháp chuông hình khối vuông cao 54m gợi nhớ tháp chuông tòa thị chính Stockholm (Thụy Điển) - ký họa của họa sĩ Đoàn Quốc

NVCC

Dãy phòng học 3 tầng, 24 phòng (mặt trước dài 77 m, mặt sau dài 90 m) uốn hình vòng cung ôm lấy sân trường. Tường được xây bằng gạch trần đỏ (tạo cảm giác ấm áp nơi phố núi đầy sương lạnh) chở từ châu Âu sang. Mái lợp ngói ardoise (đá chẻ) xanh đen được mang từ Pháp về. Tháp chuông hình khối vuông cao 54 m gợi nhớ tháp chuông tòa thị chính Stockholm (Thụy Điển). Đứng từ hồ Xuân Hương có thể thấy tháp chuông như cây bút viết lên nền trời. Đáng tiếc, đồng hồ và chuông trên tháp đã bị tháo dỡ từ lâu.

Góc ký họa: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt - Ảnh 6.

Khuôn viên trường có nhiều cây xanh - ký họa của KTS Phùng Thế Huy

NVCC

Góc ký họa: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt - Ảnh 7.

Dãy phòng học 3 tầng uốn hình vòng cung ôm lấy sân trường - ký họa của Lam Yên

NVCC

Góc ký họa: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt - Ảnh 8.

Góc nhìn từ hành lang dãy phòng học - ký họa của KTS Nguyễn Hoàng Quân

NVCC

Từng là biểu tượng lãng mạn và tri thức khi Đà Lạt còn là "đặc khu giáo dục" (từ năm 1954 đến 1975), nhiều người nổi tiếng đã từng học tại trường, điển hình là giáo sư vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới Trịnh Xuân Thuận (hiện sống tại Mỹ).

Góc ký họa: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt - Ảnh 9.

Đáng tiếc, đồng hồ và chuông trên tháp đã bị tháo dỡ từ lâu - ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

NVCC

Góc ký họa: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt - Ảnh 10.

Sau thời gian tạm ngưng, hiện tại trường đã mở cửa cho khách tham quan miễn phí - ký họa của họa sĩ Phong Khiếu

NVCC

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.