Ẩm thực
Thèm lắm bột chiên Sài Gòn!
Bột chiên Sài Gòn khởi nguồn chắc chắn từ Chợ Lớn, nơi tập trung đông đảo cộng đồng người Hoa sinh sống. Nhưng "công lớn" phổ biến món ăn này với người Sài Gòn có lẽ là con đường Võ Văn Tần ở quận 03. Tôi còn nhớ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, khi những món ăn chơi còn khan hiếm, thì cả một dãy đường Võ Văn Tần đã nở rộ món bột chiên này. Cũng xuất phát từ những gia đình gốc Hoa, nhưng cách chiên bột đường Võ Văn Tần lại rất khác trong Chợ Lớn. Điểm dễ thấy nhất là cách chiên này rất nhiều dầu, thậm chí có cảm giác miếng bột như ngập trong dầu. Trong khi đó trong Chợ Lớn phần này lại được tiết chế rất nhiều. Có lẽ vì vậy mà miếng bột chiên "kiểu Sài Gòn" này lại giòn, nóng hơn rất nhiều so với cách chiên truyền thống.
Ẩm thực
Gỏi khô bò xưa nhất Sài Gòn
Để hoài niệm về những món ăn chơi gần nước mía Viễn Đông ngày trước, người ta thường tìm đến số nhà 107 Nguyễn Văn Thủ (phường Đa kao, quận 01) để ăn bằng được món gỏi khô bò xưa nhất Sài Gòn. Tại sao phải kỳ công đến thế? Những người ưa hoài niệm trả lời rằng: những món ăn nhuốm màu thời gian, người bán dành cả đời người chỉ làm một món, dãi nắng dầm mưa... đã tạo nên đầy đủ gia vị cho món ăn đó, không đáng thưởng thức hay sao? Trong cái ồn ào của một Sài Gòn ngày trở nên đông đúc, những âm thanh đường phố hầu như không còn nữa, và hàng rong phải bắc cái loa điện thì bạn đừng mơ nghe thấy tiếng “xập xập”, “cách cách” của tiếng kéo cắt gỏi khô bò, đã đi vào bộ nhớ của người Sài Gòn sống buổi giao thời.
Ẩm thực
Những món ăn vặt đặc trưng của Sài Gòn (Phần 02)
Cùng khám phá tiếp những món ăn vặt hấp dẫn của Sài Gòn nhé. 5. Bánh flan Bánh flan là món bánh ảnh hưởng từ văn hóa Pháp (có tên gọi khác là crème caramel), tuy nhiên khi du nhập vào Việt Nam đã được Việt hóa tối đa. Bánh flan ở Việt Nam không nướng trong lò mà thường được hấp, đơn giản vì lò nướng không phổ biến và nếu có thì rất đắt tiền. Tuy nhiên, nướng thì dễ nhưng hấp để bánh mịn màng, không rỗ mặt lại là cả một nghệ thuật. Trước tiên, phải cân đối được tỉ lệ trứng và sữa. Phải loại bỏ bớt lòng trắng của một phần trứng và lọc trứng trước khi trộn với sữa tươi hoặc sữa đặc có đường thì bánh mới mịn và có màu vàng đẹp được. Nếu nhiều lòng trắng thì bánh sẽ trắng chứ không vàng.
Ẩm thực
Trứ danh không cần đến bảng hiệu ở Sài Gòn (Phần 02)
Cùng khám phá những hàng quán không có bảng hiệu nhưng khi nhắc đến hầu như người Sài Gòn ai cũng biết. 6. Bún vịt "tranh thủ" hẻm 281 Lê Văn Sỹ Mới 3h15 chiều, nhiều người đã ùn ùn tới quán và ngồi vào bàn đợi sẵn, còn xe máy thì xếp hàng dài trong hẻm. Những người đến sớm có vẻ hỉ hả vì chắc chắn sẽ “được ăn”. Sở dĩ có hiện tượng này là bởi quán bún vịt hẻm 281 Lê Văn Sỹ (quận Tân Bình) chỉ bán trong khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, từ 3h30 đến 4h30 mỗi ngày. Thực ra, chủ quán bún vịt bán tại nhà riêng, khách đến ăn ngồi ở ngoài sân, phòng khách và thêm vài chỗ trước cửa nhà hàng xóm. Khách quen đã tỏ tường “phong cách” của quán thường đến sớm 15 phút, thậm chí nửa tiếng để có... chỗ ngồi, đến sau là phải đứng đợi. Rồi keng một cái, đúng 3h30 mới có ông chủ ra hỏi khách ăn gì. Tuy eo hẹp về thời gian “được ăn vịt” nhưng quán phục vụ nhanh và thái độ phục vụ không hề chảnh, mà cái “chảnh” nằm ở chỗ tại sao không bán vịt nhiều hơn!
Ẩm thực
Gỏi khô bò ngon nhất Sài Gòn
Dĩa gỏi khô bò ngon nhất Sài Gòn chắc chắn phải nằm ngay... vỉa hè công viên Lê Văn Tám (quận 01), xem như một chuẩn mực mà những tín đồ ăn vặt xác lập nên. Rất hiếm món ăn đường phố có được thương hiệu tốt như gỏi bò công viên Lê Văn Tám. Vài chục năm qua, ngày nắng cũng như ngày mưa, xe gỏi nhỏ ở góc đường Hai Bà Trưng - Võ Thị Sáu này đã trở nên quen thuộc và thân thương với những tín đồ ăn vặt Sài Gòn Thật khó khăn để hỏi chuyện về xe gỏi này, vì cô chủ luôn tay sắp cho đủ các thành phần ra dĩa hoặc bịch nylon để khách mua mang về, cũng như bí quyết làm món gỏi hấp dẫn này cần phải giữ kín như bưng.
Ẩm thực
Ăn vặt tuyệt ngon trong Chợ Lớn
Mặc dù nằm ở con đường nhỏ Ký Hòa trong Chợ Lớn, nhưng quán lại có bảng hiệu là "Há cảo Bàn Cờ". Người chủ cho biết, trước đây quán nằm ở gần khu chợ Bàn Cờ (quận 03) và rất nổi tiếng với món há cảo chiên. Rồi sau người ta đòi lại nhà nên mấy anh chị em chia nhau đi khắp nơi và cùng bán “há cảo Bàn Cờ” như một thương hiệu riêng của gia đình. Các ngày thường quán luôn tấp nập người ăn, nhất là giới học trò. Nếu bạn muốn yên tĩnh thì có thể đến vào những ngày cuối tuần. Lúc đầu tôi cứ nghĩ những món này là của người Hoa bán, nhưng hỏi chuyện mới biết chủ quán lại là người Việt.
Ẩm thực