>> Gợi ý giải đề Anh văn lớp 10
>> Gợi ý giải đề Văn lớp 10
>> Đề Toán không quá khó
>> Đề phù hợp, có tính phân loại cao
>> Nhiều thí sinh trật “tủ” môn Văn
>> Nhiều thí sinh bỏ thi Ngoại ngữ
Vào buổi chiều, các thí sinh sẽ thi môn chuyên (120 hoặc 150 phút, tùy môn thi).
Cũng trong hôm nay, các TS tại Hà Nội sẽ thi tuyển lớp 10 với 2 môn Toán, Ngữ văn.
Dự kiến, điểm thi lớp 10 TP.HCM sẽ được công bố vào ngày 3.7 và điểm chuẩn tuyển sinh các nguyện vọng vào các trường THPT công lập tại TP.HCM được công bố vào ngày 17.7.
Lưu ý: Để xem được những file gợi ý dạng PDF, máy tính của bạn cần cài đặt phần mềm Adobe Acrobat Reader. Nếu chưa có phần mềm này, bạn có thể bấm vào đây để tải về máy và cài đặt. |
Bấm vào liên kết dưới đây để tải về gợi ý giải đề thi:
- Môn Toán:
- Môn Văn:
Nhận xét đề Toán tuyển sinh vào lớp 10 (Hà Nội) Bài I: Giống như đề năm trước chỉ đổi số, bài này dành cho học sinh trung bình có thể kiếm điểm tối đa. Bài II: Là bài toán đố, học sinh cần nắm vững các kiến thức của bài toán lập phương trình bậc 2 để giải đến đáp số cuối cùng. Bài này cũng dành cho học sinh từ trung bình khá trở lên. Bài III: Là dạng toán về sự tương giao giữa đường thẳng và parabol, đây là loại toán mà học sinh đã được luyện tập nhiều trong lớp nên học sinh trung bình có thể làm được. Tuy nhiên, đòi hỏi học sinh phải biết đưa điều kiện hình học về điều kiện đại số từ việc cắt 2 điểm nằm về 2 phía của trục tung thành điều kiện phương trình bậc 2 có 2 nghiệm trái dấu. Bài IV: Gồm 4 câu, trong đó 2 câu đầu là cơ bản học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức về tứ giác nội tiếp là có thể giải được dễ dàng và nhanh chóng. Câu 3 bài IV học sinh cần phải nắm vững kiến thức về tam giác đồng dạng. Riêng câu 4 là câu khó của bài này, học sinh phải biết vận dụng các hệ thức lượng trong tam giác thì mới giải quyết trọn vẹn câu này. Bài IV của đề thi năm ngoái khó hơn đề thi năm nay rất nhiều. Bài V: Đòi hỏi học sinh phải có những phép biến đổi thích hợp để đưa về dạng tổng của một số bình phương và tổng của hai số có tích không đổi. Sau đó phải áp dụng bất đẳng thức Cauchy để có kết quả cần tìm. Bài này dành cho học sinh giỏi. Nói chung, với đề thi năm nay, dự đoán điểm trung bình của học sinh sẽ tương đương với năm trước. Phạm Hồng Danh |
Nhận xét đề Toán tuyển sinh vào lớp 10 (TP.HCM) Cấu trúc đề thi năm nay hoàn toàn giống đề thi năm 2010. Nhưng mức độ của từng câu có khó hơn một chút. Riêng câu d của bài 5 (hình học) là tương đối dễ hơn. - Bài 1: có 4 câu hoàn toàn tương tự với 4 câu của đề thi năm ngoái chỉ có đổi số, đa số học sinh trung bình có thể làm được câu này. - Bài 2: Yêu cầu của phần a cũng giống như đề năm 2010 là vẽ đồ thị của một hàm bậc 2 và một đường thẳng trên cùng một hệ tọa độ. Phần b cũng là yêu cầu tìm tọa độ giao điểm bằng phép tính, nhưng tính toán có phần dễ hơn một chút. - Bài 3: yêu cầu học sinh thu gọn các biểu thức dưới dạng căn số cũng có mức độ khó hơn đề năm trước vì ở để năm trước chỉ cần nhân 2 vào 2 vế của câu a, còn với đề nay phải nhân căn bậc hai của 2 vào 2 vế. Các biến đổi của câu b tương đối phức tạp, nếu thiếu cẩn thận học sinh dễ làm sai đáp số câu này. Câu này có thể dùng để phân loại học sinh khá. - Phần b của bài 4: dễ hơn đề thi năm 2010. - Học sinh trung bình có thể làm trọn vẹn phần a và b của bài 5 vì đây là phần cơ bản nhất của hình học lớp 9, học sinh chỉ cần nhớ tính chất cơ bản của tứ giác nội tiếp, hệ thức lượng trong tam giác vuông và tam giác đồng dạng. - Câu c, d của bài 5 dành cho học sinh khá giỏi vì học sinh phải nắm vững các tính chất liên quan đến tam giác đồng dạng. Phải đủ tỉnh táo để nhìn ra những góc bằng nhau của các tam giác đồng dạng. Đây cũng là câu dành để phân loại học sinh giỏi. Tuy nhiên, câu 5d năm nay dễ hơn câu 5d năm 2010. Tuy mức độ đề thi có khó hơn một chút, nhưng số học sinh đạt điểm 10 sẽ chắc chắn nhiều hơn năm trước. Dự đoán điểm thi năm nay sẽ tương đương với năm 2010. Phạm Viết Kha |
Nhận xét đề Văn tuyển sinh vào lớp 10 (Hà Nội) Cấu trúc đề thi giống như đề thi năm 2010, gồm 2 phần liên quan đến 2 đoạn trích trong 2 tác phẩm văn học. Phần I: liên quan đến một đoạn trích trong tác phẩm Nói với con của Y Phương, phần này gồm 3 câu hỏi : - Câu 1: là một câu hỏi rất căn bản, học sinh khi học tác phẩm chắc chắn phải hiểu rõ tác giả và chi tiết đặc sắc: “người đồng mình”. - Câu 2: là một câu hỏi về ngữ pháp. Câu hỏi này cũng nằm trong chương trình cơ bản của phần ngữ pháp, yêu cầu của câu hỏi cũng không quá khó, học sinh ở trình độ trung bình dễ dàng trả lời được câu hỏi này. - Câu 3: thuộc loại câu hỏi liên quan đến việc đọc, hiểu văn bản và kỹ năng viết văn. Về nội dung câu hỏi đề cập đến những nét chính của văn bản. Do đó, học sinh phải nắm được tinh thần của đoạn thơ và có kỹ năng viết văn thì mới có thể làm tốt được câu hỏi này (trong việc viết đoạn, học sinh phải đáp ứng thêm một số yêu cầu cụ thể: khoảng 10 câu, có câu ghép, có phép lặp, phải có gạch dưới ở câu ghép và phép lặp). Đây là một câu khó đối với học sinh, nó có thể tạo được sự thuận lợi cho việc tuyển sinh. Phần II: liên quan đến tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. - Câu 1: là câu hỏi về tính chất của lời thoại và yêu cầu học sinh phải giải thích. Đây là một câu hỏi có thể là khó đối với học sinh bởi lẽ học sinh có thể xác định không đúng như yêu cầu của đáp án. - Câu 2: là một câu đòi hỏi kiến thức văn học và kỹ năng viết văn. Kiến thức văn học phù hợp với trình độ học sinh nhưng kỹ năng viết văn sẽ có tính chất phân loại học sinh. Do đó, câu này cũng rất phù hợp với mục đích tuyển sinh. - Câu 3: Xét ở trình độ học sinh, đây cũng có thể xem là một câu hỏi khó. Học sinh cần phải hiểu được thế nào là yếu tố kì ảo và phải nêu được 2 chi tiết kì ảo trong tác phẩm. Với học sinh không đọc kỹ tác phẩm, các em khó trả lời chính xác câu hỏi này. So với đề thi năm trước, đề thi năm nay gọn gàng hơn nhưng độ khó nhiều hơn. Đề cũng có tính chất mở và phù hợp với yêu cầu tuyển sinh lớp 10. Nguyễn Hữu Dương |
Nhận xét đề Toán tuyển sinh vào lớp 10 (Đà Nẵng) Đề thi năm nay có một số câu tương tự đề thi năm 2010, đề thi năm nay gồm 5 bài, trong đó có 3 bài có cách hỏi giống đề thi năm 2010. Nhưng mức độ của từng câu năm nay tương đối dễ hơn một chút. - Bài 1: khá đơn giản, đa số học sinh trung bình có thể làm được câu này. Câu 1.b năm nay giống như câu 2.b năm trước, nhưng dễ hơn. - Bài 2: là dạng rút gọn biểu thức. Đây là một câu dễ và quen thuộc đối với học sinh lớp 9 giống bài 1.a năm trước nhưng khó hơn một chút. - Bài 3: tương tự bài 4 của đề thi ở TP.HCM và có phần khó hơn một chút. Để làm được câu này đòi hỏi học sinh phải biết biến đổi khá phức tạp. Đây là một câu dùng để phân loại học sinh khá. - Bài 4: là một bài dễ và quen thuộc nhưng khá hay vì đòi hỏi học sinh phải kết hợp giữa kiến thức đại số và hình học. Học sinh chỉ cần biết sử dụng định lý Viet đảo, kiến thức cơ bản về hình chữ nhật và tam giác vuông. - Bài 5: là phần hình học, gồm có 3 câu và dễ hơn phần hình học của đề thi ở TP.HCM rất nhiều. Để giải được câu a chỉ cần nhớ tính chất đơn giản của góc nội tiếp. Câu 5.b là một câu quá dễ, vì tứ giác cần phải tính diện tích có 2 đường chéo vuông góc nhau. Câu 5.c đòi hỏi học sinh có nhiều bước suy luận hơn và câu này có thể dùng để phân loại học sinh khá. Với đề thi này học sinh khá có thể đạt được điểm tối đa. TS. Nguyễn Phú Vinh |
Thanh Niên Online
Bình luận (0)