Tuy nhiên, cũng trong ngày 8.4, AFP dẫn lời tiến sĩ Michael O'Leary, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thông báo: “Chúng tôi chưa tìm ra nguồn lây nhiễm, nhưng cho tới thời điểm này vẫn không có bằng chứng cho thấy H7N9 lây từ người sang người”. Trong khi đó, một chuyên gia Trung Quốc cảnh báo rằng nhiều trường hợp nhiễm H7N9 có thể được tìm thấy ở khu vực rộng lớn hơn, theo AFP. Một quan chức y tế Trung Quốc còn nhận định rằng gia cầm nhiễm H7N9 chết chậm hơn so với những con nhiễm vi rút cúm H5N1. Điều này dẫn đến tình trạng vi rút H7N9 có nhiều thời gian lây sang người hơn. Ngoài ra, giới chuyên gia còn lo ngại rằng H7N9 cũng có khả năng biến đổi dễ dàng truyền từ người sang người.
Văn Khoa
>> Đà Nẵng chuẩn bị chống dịch cúm H7N9
>> Sĩ quan Trung Quốc tố Mỹ tạo ra virus cúm H7N9
>> Chuyên gia lo ngại xét nghiệm H7N9 không chính xác
>> Thêm người nhiễm vi rút H7N9
>> Phòng chống cúm A/H7N9: Kiểm tra thân nhiệt khách ở sân bay
>> Lo ngại cúm H7N9 lây lan rộng
>> Đặt máy đo thân nhiệt kiểm soát cúm A/H7N9 ở sân bay Tân Sơn Nhất
Bình luận (0)