Cụ thể, nội dung kiểm tra sẽ tập trung vào việc thực hiện các quy định pháp luật theo quy định tại luật Kinh doanh bất động sản của các sàn giao dịch bất động sản; kiểm tra các hoạt động, chế độ báo cáo theo quy định.
Sau khi kiểm tra, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ thông qua kết quả kiểm tra, nhằm chấn chỉnh kịp thời, hướng dẫn, khắc phục các tồn tại, hạn chế, thiếu sót của các sàn giao dịch bất động sản được quy định tại Thông tư 28/2016/TT-BXD ngày 25.12.2016 của Bộ Xây dựng.
Theo số liệu của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 38 sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động, trong đó phần lớn tập trung tại các quận. Ngoài ra, còn một số sàn giao dịch bất động sản tại các huyện Gia Lâm, Đông Anh và Hoài Đức.
Công tác tổ chức kiểm tra hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản sẽ được Sở Xây dựng Hà Nội triển khai trong cả năm nay, bắt đầu từ các quận nội thành trước như Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàn Kiếm…
Theo thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, tính đến hết năm 2019, cả nước có khoảng 200.000 người hoạt động trong các công ty môi giới, sàn giao dịch hoặc độc lập. Lực lượng này đóng vai trò kết nối, môi giới mua bán thành công hàng vạn sản phẩm bất động sản mỗi năm và thường hoạt động không cố định tại một địa phương nào do phải chạy theo các dự án ở nhiều nơi khác nhau.
Tuy nhiên, trong tổng số lượng người làm công việc môi giới bất động sản, chỉ có khoảng 50% là hoạt động môi giới chuyên nghiệp. Số còn lại là hoạt động môi giới bất động sản nghiệp dư, chuyển nghề tay ngang sang khi thị trường tăng trưởng nóng. Đa số những nhân sự này không được đào tạo bài bản, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả bên mua và bên bán, góp phần làm thị trường bất động sản phát triển kém bền vững.
Bình luận