Hack tài khoản mạng xã hội của người khác sẽ bị xử lý như thế nào?

25/06/2020 10:33 GMT+7

Tài khoản Facebook cá nhân của cầu thủ Nguyễn Quang Hải vừa bị hacker tấn công và đăng thông tin với mục đích xấu. Hành vi này có vi phạm pháp luật hay không và nếu có sẽ bị xử lý như thế nào? Chúng tôi đã trao đổi với luật sư Lê Ngọc Luân thuộc hãng luật Gold Key để được giải đáp những thắc mắc trên.

Hack tài khoản mạng xã hội của người khác có phải là hành vi phạm tội không? Luật pháp quy định ra sao?

Luật sư Lê Ngọc Luân, hãng luật Gold Key trả lời:
"Tôi cũng có nghe qua thông tin liên quan đến việc tài khoản Facebook của cầu thủ bóng đá nổi tiếng Nguyễn Quang Hải bị hack và sau đó thì những đoạn chat liên quan đến mối quan hệ của cầu thủ Nguyễn Quang Hải được đưa lên mạng xã hội. Theo quy định của luật pháp trong trường hợp này mà cụ thể là Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng đã quy định nghiêm cấm những hành vi hack những tài khoản như mạng xã hội, các thông tin điện tử, vô tuyến.
Nghị định 15/2020/NĐ-CP đã có quy định chế tài xử phạt trong trường hợp một cá nhân hack tài khoản Facebook của người khác thì sẽ bị xử phạt 30.000.000 - 50.000.000 đồng căn cứ vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi hack tài khoản Facebook đó.
Một sự kiện, một hành vi mà có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì tùy theo từng trường hợp. Ví dụ như một hacker, một cá nhân nào đó mà đột nhập vào máy tính hay mạng xã hội của người khác thì ngoài việc bị xử lý theo hành vi là đột nhập trái phép vào mạng xã hội như tôi đã đề cập thì hacker đó nếu như khi đột nhập được và ví dụ như là lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hoặc đăng những thông tin xúc phạm danh dự nhân phẩm hoặc vu khống thì có thể bị chế tài thêm và bị xử lý về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự cũng như hành vi vu khống ngoài việc hack tài khoản Facebook còn dùng tài khoản đó để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác. Chế tài luật pháp đã quy định rất rõ nếu như hành vi đó có dấu hiệu phạm vào nhiều tội khác nhau thì cơ quan luật pháp sẽ xử lý đồng thời với các tội danh đó".
Cụ thể chế tài đối với việc hack tài khoản mạng xã hội người khác với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản được quy định như thế nào?
Luật sư Lê Ngọc Luân, hãng luật Gold Key trả lời:
"Sẽ căn cứ vào hậu quả, có nghĩa là việc chiếm đoạt tài sản. Nếu việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 500.000.000 đồng trở lên thì (04:28) khung hình phạt cao nhất trong trường hợp này là tù chung thân. Ngược lại nếu người sử dụng mạng Facebook để đăng thông tin bôi nhọ, xúc phạm danh dự hoặc đưa những thông tin rùng rợn, mê tín dị đoan thì cá nhân người đó có thể bị chế tài xử lý về mặt hành chính bằng mức phạt từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng".

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.