Tạm ngừng tìm kiếm 2 tiêm kích bom Su-22 Việt Nam rơi ở Bình Thuận
(TNO) Theo thông tin Thanh Niên Online vừa nhận được, 1 biên đội gồm 2 chiếc tiêm kích bom Su-22M4 cất cánh từ Thành Sơn, TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) khi đang tập luyện trên biển Bình Thuận đã gặp nạn vào trưa ngày 16.4.
Tự động phát
(TNO) Theo thông tin Thanh Niên Online vừa nhận được, 1 biên đội gồm 2 chiếc Su-22M4 cất cánh từ Thành Sơn, TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) khi đang tập luyện trên biển Bình Thuận đã gặp nạn vào trưa ngày 16.4.
Hai chiếc tiêm kích bom Su-22M4 này thuộc Trung đoàn 937, sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không - Không quân, chuyên bảo vệ Trường Sa.
Video: Sơ đồ vùng máy bay tiêm kích bom Su-22M4 mất tích (thực hiện: VTV)
|
Trong tai nạn này, thông tin ban đầu cho hay phi công số 1 là trung tá Lê Văn Nghĩa, phi công còn lại là đại úy Nguyễn Anh Tú. Hai máy bay này khi đang tập luyện bổ nhào ngoài biển thì rơi tại khu vực tỉnh Bình Thuận, cách khu vực đảo Phú Quý chừng 6 hải lý, gần đảo Hòn Trứng.
|
Máy bay trực thăng của Trung đoàn 917 đã bay ra hiện trường và đã tìm thấy vết dầu loang.
Máy bay tiêm kích bom Su-22M4 của Không quân Việt Nam tập luyện phóng tên lửa
- Ảnh: Tấn Tú |
Theo thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, hiện tại, các lực lượng vẫn đang tích cực triển khai công tác cứu hộ cứu nạn. Thiếu tướng Tuấn cũng cho biết thêm, hiện chỉ xác định được vị trí tương đối máy bay rơi là ở phía bắc cách đảo Phú Quý khoảng 10 - 15 km, chưa phải là vị trí chính xác.
CTV của Thanh Niên Online từ đảo Phú Quý cho biết, lúc 17 giờ chiều 16.4 trực thăng của Không quân VN (ảnh) đã đáp xuống sân bay Phú Quý để tiếp nhiên liệu. Chiếc máy bay này có nhiệm vụ bay tìm kiếm hai chiếc Su-22M4 rơi suốt từ 12 giờ trưa nên gần hết nhiên liệu. Hiện máy bay đã cất cánh khỏi sân bay Phú Quý tiếp tục việc tìm kiếm - Ảnh: Thọ Châu
|
Ngay trong chiều nay, đoàn công tác của Quân chủng Phòng không - Không quân, do thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn làm trưởng đoàn sẽ bay vào Bình Thuận để chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn, tim hiểu nguyên nhân sự cố.
Máy bay tiêm kích bom Su-22 phát triển từ nền tảng máy bay Su-17 của Liên Xô, được thiết kế để thực hiện những chuyến bay tốc độ cao ở tầm thấp. Su-22 phục vụ thời gian dài trong quân đội Liên Xô và Nga. Trên 1.000 máy bay Su-22 được sản xuất và xuất khẩu ra 22 nước.
Vào năm 2004, Việt Nam được cho là mua từ 4 tới 10 máy bay Su-22M4 từ CH Séc, sau đó Việt Nam đạt thỏa thuận với Ukraine nâng cấp các máy bay này để có thể mang tên lửa diệt hạm, theo một tài liệu nghiên cứu về nền quốc phòng Việt Nam của giáo sư Úc Carlyle A. Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc ở thủ đô Canberra (Úc) năm 2009. Vào năm 2005, Việt Nam được cho là đã mua 40 máy bay Su‐22M4 đã qua sử dụng từ Ba Lan. Phúc Duy
|
Bình luận (0)