Bên cạnh đó, khi rút tiền mặt hay sử dụng thẻ tín dụng ở nước ngoài, khách hàng phải trả thêm phí chuyển đổi ngoại tệ từ 2 - 3%.
Đó là chưa kể, tùy vào hệ thống thanh toán thẻ, khi bạn vừa rút tiền mặt thì ngay lập tức NH sẽ tính lãi suất cho số tiền rút ra (thay vì được miễn phí trong khoảng 45 ngày như thanh toán qua mạng…). Mức lãi suất này khá cao, lên đến 18 - 19%/năm.
Bên cạnh đó, có NH nước ngoài cũng tính thêm phí rút tiền mặt vài USD cho mỗi lần giao dịch, tương tự như phí rút tiền mặt thẻ ATM nội địa ở VN hiện nay khoảng 3.300 đồng/giao dịch… Như vậy, căn bản nhất, với một giao dịch rút tiền mặt từ thẻ tín dụng thì chủ thẻ phải chấp nhận chi trả tối thiểu mức phí từ 6,4% đến 7,4%/tổng giá trị số tiền đã rút. Cộng thêm một số phí phát sinh thì số phí khách hàng phải trả cho giao dịch rút tiền mặt là không nhỏ.
Bên cạnh đó, NH còn hạn chế số tiền mặt chủ thẻ có thể rút ra. Bản thân một số NH quy định chỉ được rút tiền mặt tối đa là 40 - 50% trên tổng hạn mức thẻ tín dụng được cấp. TS Lê Đạt Chí nhận định, mức phí khá đắt đỏ mà các NH, hệ thống thanh toán thẻ chính là “nút chặn” cho những giao dịch rút tiền mặt trên thị trường.
Chỉ có những trường hợp quá cần thiết thì người dùng mới phải rút tiền mặt thay vì thanh toán qua POS. Vì vậy, bản thân các NH thương mại cũng đã đưa ra các giới hạn cần thiết vì đều không muốn chủ thẻ rút tiền mặt ra sử dụng. Chia sẻ thêm về vấn đề này, một chuyên gia tài chính tại TP.HCM cho rằng trước đây, có những thời điểm vì chênh lệch tỷ giá ngoại tệ trên thị trường tự do và hệ thống NH khá lớn. Do đó một số khách hàng ra nước ngoài rút ngoại tệ từ thẻ để về VN bán lại kiếm lời.
Ví dụ từ giữa tháng 11.2010, nhiều người Việt qua Campuchia rút USD từ thẻ thanh toán quốc tế phát hành bởi NH VN. Họ rút USD ra chợ đen bán với giá khoảng 21.000 đồng/USD và thanh toán lại cho NH với giá niêm yết là 19.500 đồng/USD. Với mức chênh lệch này, nhiều người đã “vớ bẫm” từ các máy ATM ở Campuchia.
Theo ước tính số tiền rút ra tại các máy ATM tại Campuchia khi đó lên hơn 12 triệu USD. Dù phải trả phí giao dịch tiền mặt nhưng với 1 triệu USD rút từ máy ATM, chủ thẻ người Việt vẫn có thể kiếm được khoảng 20.000 USD tiền chênh lệch.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này khẳng định trường hợp này cũng hiếm khi xảy ra, nhất là khi giờ đây các NH đã nâng mức phí rút tiền mặt lên cao đồng thời với chính sách tỷ giá được kiểm soát tốt thì vấn đề chênh lệch đó cũng khó xảy ra nữa.
Do đó ông cho rằng NH Nhà nước có thể không cần đưa ra hạn mức cố định như trên. Bởi cũng sẽ có một số trường hợp khẩn cấp mà chủ thẻ cần chi tiêu bằng tiền mặt lớn thì lại không thể sử dụng được. Thay vào đó nên để các NH tự quy định hạn mức rút tiền mặt linh động tùy theo đối tượng khách hàng và hạn mức thẻ tín dụng được cấp.
tin liên quan
Chủ thẻ gánh phí nặngHàng triệu chủ thẻ ngân hàng đang lên ruột khi mới đây các ngân hàng thương mại kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép tăng phí để bù đắp một phần chi phí đầu tư hệ thống ATM.
Bình luận (0)