• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Hạn chế tác hại của thuốc lá: Bắt đầu từ đâu?

16/04/2019 09:20 GMT+7

Tác hại của thuốc lá là điều ai cũng biết. Với nhiều người, bỏ thuốc lá như một cuộc chiến. Có những người đã từng bỏ được thuốc lá nhưng không lâu sau lại tái nghiện vì một vài lý do.

 

Cai thuốc lá: khó đấy!

Nhiều nghiên cứu cho thấy, có đến 45% người nghiện cocain (ma túy) bỏ được, nhưng chỉ có khoảng 8% người nghiện thuốc lá làm được việc đó. Tại sao vậy?

Lý giải về điều này, PGS.TS.BS Lê Văn Quảng, PGĐ Bệnh viện K cho hay, nicotine trong thuốc lá thường làm người hút cảm thấy hưng phấn, kích thích não bộ. Thực tế chứng minh, nếu không nạp vào cơ thể lượng nicotine như mong muốn, người nghiện thuốc thường có triệu chứng như mất ngủ, đau đầu, khó chịu, thèm thuốc khi cai… Nicotine được xem là nguyên nhân chính khiến con người hút thuốc và cũng là lí do khiến họ khó bỏ thuốc.

 

1

PGS.TS.BS Lê Văn Quảng – Phó Giám Đốc Bệnh Viện KL

 

Làm gì để hạn chế tác hại thuốc lá?

Những năm gần đây, chính phủ Anh triển khai chiến dịch hành động quốc gia với tên gọi Stoptober để kêu gọi người hút thuốc bỏ thuốc trong vòng 28 ngày của tháng 10. Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ bỏ thuốc lá, phần mềm hướng dẫn và nhắc nhở bỏ thuốc lá, cũng có thêm các thông tin về các sản phẩm thay thế để hỗ trợ cho người hút thuốc lá.

Hơn 44 nước trên thế giới như Anh, Pháp, Đức, Thụy Sỹ, Na Uy, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, … đã cho phép thương mại hóa thuốc lá hun nóng - sản phẩm giảm thiểu rủi ro - sử dụng thiết bị để truyền dẫn nicotine cho người dùng từ lá thuốc lá thiên nhiên được đặc chế trên nguyên tắc chỉ hun nóng lá thuốc ở nhiệt độ dưới 350 độ C mà không có quá trình đốt cháy nên không tạo ra khói, chỉ có một làn hơi (aerosol) mỏng, không tạo ra tàn thuốc, mùi nhẹ, không ám vào răng miệng, quần áo người sử dụng.

 

2

Một nhà hàng ở Tokyo, Nhật Bản để biển không được hút thuốc lá nhưng cho phép sử dụng sản phẩm thay thế (Ảnh: Reuters)

 

Chính phủ Việt Nam cũng như Bộ Y tế cùng các bộ ngành liên quan đã cùng phối hợp trong nỗ lực làm giảm tỉ lệ người hút thuốc. Hiện chính phủ vẫn tiếp tục tuyên truyền đến người dân về tác hại của thuốc lá, khuyến khích người hút bỏ thuốc, kiểm soát nguồn cung, đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng này…

Tuy nhiên, theo PGS.TS.BS Lê Văn Quảng, trước thực trạng là mỗi ngày có 15,6 triệu người Việt hút thuốc, tương tự, thế giới là hơn 1 tỉ người hút thuốc, nếu họ không có khả năng bỏ thuốc, đâu là giải pháp cho họ? Làm sao để giảm tải bớt gánh nặng bệnh tật cho xã hội về các căn bệnh liên quan đến thuốc lá? Làm sao để những người xung quanh người hút thuốc không còn phải chịu đựng khói thuốc thụ động?

Đó là những câu hỏi không dễ để có câu trả lời trong một sớm một chiều. Thiết nghĩ, trước khi thực hiện những giải pháp căn cơ hạn chế tác hại thuốc lá thì việc trước mắt cần có những hành lang pháp lý phù hợp hỗ trợ người nghiện thuốc lá tiếp cận các biện pháp giảm thiểu rủi ro và những sản phẩm thay thế là một ví dụ điển hình trên thế giới.

Top
Top