Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành Nature ngày 27.6, các chuyên gia thuộc Đại học Stanford, Đại học California (Mỹ) và Đại học Makerere (Uganda) kết luận tỉ lệ bụi siêu nhỏ - trôi nổi trong không khí có kích thước và mật độ được tính bằng đơn vị micromet (μm), còn được gọi là PM (particulate matter) - có mối liên hệ mật thiết với số lượng trẻ tử vong tại 30 quốc gia ở châu Phi.
tin liên quan
Hãi hùng ‘tắm trắng’ bắp chuối bằng hóa chất: Tổn thương hệ thần kinh và có thể gây mù lòaMặc dù không có nhiều hệ thống theo dõi chất lượng không khí ở châu Phi, nhưng các chuyên gia đã sử dụng dữ liệu của chính phủ và từ vệ tinh để ước tính lượng PM gây ô nhiễm không khí từ năm 2001 đến 2015.
Riêng trong năm 2015 có khoảng 40.000 trẻ em dưới 7 tuổi ở châu Phi chết vì ô nhiễm không khí.
“Nhiều người ở châu Phi vẫn chưa có điện, nhất là vùng nông thôn, nên buộc phải đốt củi, than nấu ăn. Các chất gây ô nhiễm không khí khác xuất từ xe cộ hoặc là tự nhiên như một lượng bụi lớn từ sa mạc Sahara”, chuyên gia Sam Heft-Nea thuộc Đại học Stanford, nói với hãng tin AP.
Chính phủ một số quốc gia châu Phi nỗ lực tìm kiếm biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm không khí.
tin liên quan
Bệnh nhân thứ 3 tử vong do cúm A/H1N1 tại TP.HCMChẳng hạn, Uganda (đông Phi) chuẩn bị thông qua dự luật cấm nhập khẩu những các loại xe có tuổi thọ trên 8 năm. Các xe đã qua sử dụng nhập khẩu từ Nhật Bản là nguồn gây ô nhiễm không khí chính ở nước này.
Đồng tác giả nghiên cứu - chuyên gia Denis Akankunda Bwesigye thuộc Đại học Makerere (Uganda) dẫn lại số liệu chính phủ cho biết mỗi năm ô nhiễm không khí khiến trên 24.000 trẻ em Uganda dưới 5 năm tuổi tử vong, đa phần là vì viêm phổi.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi tháng 5 cảnh báo cứ mỗi 10 người trên thế giới có 9 người hít phải không khí với tỉ lệ chất ô nhiễm cao.
Theo WHO, mỗi năm có 4,3 triệu người chết vì tiếp xúc với không khí ô nhiễm ngoài trời và 3,8 triệu người chết vì ô nhiễm trong nhà.
Bình luận (0)