Hàng loạt rủi ro cho kinh tế Trung Quốc trong năm 2018

02/01/2018 12:18 GMT+7

Núi nợ chất cao, đói nghèo và ô nhiễm là các thách thức với kinh tế Trung Quốc trong năm nay.

Theo Bloomberg, kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng chậm lại trong năm 2018, thậm chí ngay cả khi không có bất cứ nguy cơ nghiêm trọng nào xảy ra.
Rajiv Biswas, chuyên gia kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương của hãng IHS Markit ở Singapore cho hay: “Các yếu tố mất cân bằng kinh tế quan trọng tiếp tục là rủi ro khiến triển vọng năm 2018 bị che mờ. Rủi ro với kinh tế Đại lục là những rủi ro chính với triển vọng kinh tế thế giới trong năm 2018. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đặc biệt dễ tổn thương trước những cú sốc của đợt suy thoái kinh tế”.
Hiện các rủi ro này vẫn chưa thể hiện rõ và dữ liệu đo lường hoạt động kinh tế vẫn đang tích cực. Cụ thể, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ở mức 51,6 trong tháng cuối năm 2017, cho thấy điều kiện có cải thiện. Xuất khẩu hàng sản xuất mới cũng tăng lên cao nhất trong sáu tháng, theo một chỉ số phụ khác.
Dù vậy, giới chuyên gia vẫn dự báo kinh tế Đại lục tăng trưởng 6,5%, mức thấp nhất kể từ năm 1990, trong năm nay với nhiều rủi ro được liệt kê dưới đây.
Rủi ro tài chính
Đảng Cộng sản Trung Quốc mới đây đổi mới cam kết về ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro tài chính trong năm 2018, cho rằng đây là thách thức quan trọng cần vượt qua trong ba năm tới. Khi hệ thống tài chính mở cửa thêm cho doanh nghiệp ngoại, rủi ro tài chính là khi tỷ lệ nợ trên GDP đang hướng đến mốc 320% vào năm 2020.
Chuyên gia Pauline Loong thuộc hãng phân tích Asia-Analytica ở Hồng Kông cho rằng ngay cả bộ máy tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc cũng thừa nhận đây là vấn đề nghiêm trọng, khó có thể giải quyết dưới ba năm.
Xây dựng chậm lại
Theo đồng giám đốc nghiên cứu kinh tế Frederic Neumann thuộc HSBC Holdings ở Hồng Kông, việc siết chặt quy định môi trường và tài chính để giảm nợ trong năm nay có thể khiến hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở chậm lại.
“Mức giảm mạnh hơn dự báo trong xây dựng có thể ảnh hưởng đến hoạt động rộng hơn của các ngành đang nổi lên, song chưa đủ mạnh để cung cấp đủ bộ đệm. Lỗ hổng lớn nhất trong nền kinh tế Trung Quốc là ngành xây dựng”, ông Neumann nói.
Cựu chuyên gia Trung Quốc David Loevinger tại Bộ Tài chính Mỹ cho biết phát biểu chiến lược an ninh quốc gia gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh dấu bước chuyển sang chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ. Chủ nghĩa dân túy có thể buộc giới chức Trung Quốc phải tung biện pháp trả đũa. Hiện Mỹ đang tìm kiếm đồng minh thách thức các chiến thuật thương mại của Bắc Kinh.
Thuế và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)
Nếu Fed tăng lãi suất nhiều hơn so với dự báo của thị trường và Mỹ cắt giảm thuế, USD sẽ tăng giá mạnh lần thứ nhì so với nhân dân tệ, và vốn sẽ thoái khỏi kinh tế Trung Quốc thêm lần nữa. Đây là nhận định của cựu cố vấn George Magnus thuộc ngân hàng UBS Group. Trung Quốc xem kế hoạch hạ thuế của Mỹ là rủi ro với nội tệ và cơ hội để cải cách kinh tế nước nhà.
Triều Tiên
Phó giám đốc Viện nghiên cứu quốc gia thuộc Đại học Tsinghua Zhu Ning cho biết nếu căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên leo thang thành cuộc đối đầu lớn hơn, nó sẽ để lại hậu quả sâu sắc không chỉ với nền kinh tế Trung Quốc mà còn với cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.