Hành trình đến Paris Motor Show của VinFast: Chiếc ô tô trên tấm biển quảng cáo
04/10/2018 08:23 GMT+7
Đó là khi người đứng đầu Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng ngồi trên xe hơi từ sân bay vào nội đô sau một chuyến công tác, tấm biển quảng cáo ô tô chạy ngang qua tầm mắt ông.
Tự động phát
Ý tưởng đầu tiên về ô tô đến trong khoảnh khắc đó. Khởi đầu từ sản xuất, đi lên từ sản xuất nên ông vẫn có ý định tìm "cái gì đó" để sản xuất. Nhưng giữa nhiều sản phẩm mà người đứng đầu tập đoàn này đã từng cân nhắc để sản xuất như bánh kẹo, thực phẩm, bia - rượu - nước ngọt... ô tô được lựa chọn vì những lý do hoàn toàn khác.
Cơ hội từ cục diện mới của ngành công nghiệp xe hơi
Thế nhưng, ông chủ Tập đoàn Vingroup lại không đánh giá "cục diện" đơn giản như vậy. Với xe xăng, đúng là chúng ta đã đi sau cả một kỷ nguyên nhưng cuộc cách mạng xe điện mới chỉ bắt đầu một thập kỷ trở lại đây. Hầu hết các hãng xe lớn, nhỏ trên thế giới đều đang chuyển hướng đầu tư vào xe điện. "Cuộc cách mạng xe điện đã vẽ lại bản đồ ngành công nghiệp xe hơi. Hay nói đơn giản là xóa đi làm lại. Mà xóa đi làm lại thì mình có khác gì các hãng kia đâu" - ông Phạm Nhật Vượng nhận định cơ hội. Thậm chí, trong khi nhiều người lo ngại "đi sau", Việt Nam khó có cửa cạnh tranh với các "ông lớn" trong ngành xe hơi thế giới thì ông Vượng lại có cái nhìn rất khác. "Đi trước có vấn đề của nó. Thứ nhất, các hãng lớn đều có chi phí quá lớn, bộ máy quá cồng kềnh, tư duy chậm chạp. Thứ hai là đã lỡ đầu tư vào hệ thống cũ (xe xăng) rồi. Bản thân tư duy của các hãng này chỉ thay đổi khi Tesla làm thành công xe điện, còn trước đó họ vẫn nghĩ rằng xe điện không khả thi" - ông Vượng phân tích và cho rằng, đó là lý do, VinFast đi sau nhưng có thể về trước.
|
Ngoài tầm nhìn chiến lược của một doanh nhân nhạy bén với các cơ hội kinh doanh, lý do lớn nhất để ông chủ Tập đoàn Vingroup quyết định chọn xe hơi là vì "VinFast là giá trị về tinh thần. Mình làm được một thương hiệu Việt Nam mà nổi tiếng, được tôn trọng, được đánh giá cao trên thế giới thì đó là giá trị tinh thần cho cả dân tộc này chứ không phải riêng Vingroup. Nên chúng tôi dồn tâm huyết vào đó. Với tôi, giá trị tinh thần cao hơn vật chất, phi vật thể cao hơn vật thể rất nhiều".
"Choáng" với dàn nhân sự khủng
tin liên quan
Hé lộ gian trưng bày VinFast tại Paris Motor Show 2018 Không ai biết Vingroup đã xúc tiến việc này từ lúc nào, họ dùng cách nào để thuyết phục James B.DeLuca sang Việt Nam, nơi nền công nghiệp ô tô bằng 0. Bởi trước khi về VinFast, James sở hữu một "lý lịch khủng" trong ngành sản xuất xe hơi toàn cầu. Ông đã làm việc tại General Motors (GM) trong 37 năm và từng giữ chức Phó chủ tịch phụ trách chuỗi sản xuất toàn cầu, quản lý hơn 200.000 nhân viên, kỹ sư tại 171 chi nhánh thuộc 31 quốc gia. Dưới sự lãnh đạo của ông, GM đã có sự cải tiến vượt bậc về chất lượng và chi phí sản xuất, đồng thời cho ra mắt 19 dòng xe mới tại các thị trường quốc tế. Tất cả các công ty ô tô trong nước trước đó chưa từng sở hữu một nhân vật nào có "lý lịch khủng" như vậy.
Cái tên James B.DeLuca khi ấy "hot" hơn bao giờ hết. Người ta truy bảng lương của ông này khi còn làm ở GM để "đoán" mức lương mà VinFast trả cho ông. Bảng lương của James B.DeLuca cho thấy, ông thường xuyên nằm trong top những người được trả mức lương cao nhất của GM, khoảng từ 7 - 10 triệu USD/năm, tương đương với 160 - 227 tỉ đồng/năm hay 13 - 19 tỉ đồng/tháng. VinFast trả bao nhiêu không ai biết nhưng thu nhập chắc chắn không phải là yếu tố quan trọng nhất đưa James về VinFast. Tại Paris Motor Show hôm qua (2.10) ở Paris, CEO của VinFast, ông James B.DeLuca gởi lời cám ơn "đội ngũ nhân sự đầy đam mê và nhiệt huyết, tới các đối tác tên tuổi và uy tín hàng đầu thế giới và trên hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể người dân Việt Nam đã luôn tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi" khi giới thiệu "thành quả lao động đầy tự hào, là nỗ lực bất kể ngày đêm từ con số 0 của một doanh nghiệp Việt Nam". Trong âm giọng của ông có sự trân trọng rõ ràng. Sự quyết liệt, tinh thần, khát vọng về một thương hiệu Việt của những con người Vingroup, VinFast là điều James đã chứng kiến và đồng hành trong 1 năm qua.
|
Cũng tại Paris Motor Show hôm qua người ta nhìn thấy hình ảnh người phụ nữ nhỏ nhắn người Việt Nam khoác trên mình bộ áo tứ thân mang màu tổ quốc. "Chào mừng các quý vị tới tham dự buổi lễ ra mắt xe của VinFast. VinFast là thành viên mới của tập đoàn Vingroup - một doanh nghiệp tư nhân đa ngành lớn nhất thị trường Việt Nam. Mục tiêu của Vingroup là xây dựng thương hiệu Việt Nam tầm cỡ quốc tế; và hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu tới quý vị thành quả đầu tiên trên con đường hiện thực hóa sứ mệnh đó - đưa chiếc ô tô đầu tiên của Việt Nam tham dự triển lãm quốc tế. Chúng tôi rất vui mừng bởi kể từ lúc này, Việt Nam đã chính thức có tên trên bản đồ ngành công nghiệp chế tạo xe hơi thế giới". Nhiều tràng pháo tay lẫn xúc động vang lên sau lời giới thiệu của người phụ nữ ấy. Chị là Lê Thị Thu Thủy, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch VinFast. Trước khi về Vingroup, chị từng làm việc trong Lehman Brothers và dần tiến lên vị trí Phó chủ tịch công ty tại Nhật Bản, Thái Lan và Singapore. Năm 2008, chị được Chủ tịch Vingroup chiêu mộ về làm Trưởng ban đầu tư Công ty cổ phần Vincom. Sau đó lên làm Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, rồi CEO của Tập đoàn Vingroup vào năm 2012.
tin liên quan
Hành trình tới Paris Motor Show của ô tô VinFast Sinh năm 1952, tại Điện Phong, Điện Bàn, Quảng Nam, năm 1971, ông Huệ rời Việt Nam đi du học tại Đức. Sau khi tốt nghiệp các chuyên ngành kỹ thuật ô tô ở thành phố Koeln và kỹ thuật cơ khí ở thành phố Achen (Đức), ông Huệ đầu quân cho tập đoàn ô tô danh tiếng BMW. Sau 14 năm ở BMW, năm 1993, lần đầu tiên ông trở về Việt Nam trong vai trò trưởng đề án đưa xe BMW vào thị trường này bằng cách hợp tác với một công ty cơ khí ô tô trong nước. Ông Huệ là người Việt đầu tiên trong nhóm kỹ sư người Đức đưa thương hiệu ô tô sang trọng BMW vào Việt Nam.
Cơ duyên đến khi trên chuyến bay từ Ai Cập về Singapore năm 2006, khi đang làm Tổng đại diện của BMW tại Ai Cập, ông tình cờ gặp người quản lý của Tập đoàn Robert Bosch, đang muốn mở rộng thị trường ở châu Á. Lời mời được đưa ra, Võ Quang Huệ gật đầu và đó là sự khởi đầu cho một nhà máy công nghệ cao ở Việt Nam - Robert Bosch. Ông được Bosch bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam tháng 2.2008. Bosch bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm 1994. Sau 10 năm lãnh đạo Bosch Việt Nam, ông đã giúp Bosch trở thành một trong những công ty sản xuất linh kiện ô tô chất lượng thế giới lớn nhất Việt Nam. Ngoài sản xuất, hiện tại Bosch còn mở rộng thêm 3 lĩnh vực khác: nghiên cứu và phát triển, kinh doanh và dịch vụ. Bên cạnh đó, Bosch đang vận hành 2 trung tâm: Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ và các giải pháp doanh nghiệp; Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ ô tô tại TP.HCM.
|
Giấc mơ ô tô thương hiệu Việt và tinh thần quyết liệt muốn hiện thực hóa đề án làm ô tô của tỉ phú Phạm Nhật Vượng là ngã rẽ đưa ông về VinFast sau gần 25 năm gắn bó với BMW và hơn một thập kỷ gắn bó với Bosch.
Tôi nhớ có một bài báo nào đó đã viết Vingroup là "nơi hội tụ chất xám toàn cầu" và nhớ đến nhiều tên tuổi lớn khác đã về đây...
(còn nữa)
Bình luận (0)