Hành trình thế kỷ cùng thể thao chinh phục thế giới

23/03/2015 13:00 GMT+7

Lịch sử của thể thao đã chứng kiến vô vàng những pha lội ngược lòng ngoạn ngục. Ít ai biết được rằng, đằng sau những hào quang ấy có sự trợ giúp của một hãng đồ thể thao mà bản thân nó là cả một câu chuyện vĩ đại.

Lịch sử của thể thao đã chứng kiến vô vàng những pha lội ngược lòng ngoạn ngục. Ít ai biết được rằng, đằng sau những hào quang ấy có sự trợ giúp của một hãng đồ thể thao mà bản thân nó là cả một câu chuyện vĩ đại.

Câu chuyện vĩ đại nào cũng có một sự khởi đầu. Năm 1924, tại một thị trấn nhỏ ở Bavaria (Đức), người thợ giày Adi Dassler khi ấy đã mở một xưởng sản xuất ngay tại nhà với khát khao đem đến những đôi giày tốt nhất cho các vận động viên. Năm 1936, Jesse Owens cùng đôi giày của Adi đã thực hiện những bước chạy thần tốc, đem về 4 huy chương vàng Olympic, lập kỉ lục vô tiền khoán hậu mà 48 năm sau mới có người lặp lại. Giây phút anh về đích trong cự li 200 mm đã làm sững sờ cả thế giới.


Jesse Owens đi vào lịch sử với 4 huy chương vàng Olympic

Bằng niềm đam mê và am hiểu thể thao, năm 1954, Adi Dassler tiếp tục phát minh ra mẫu giày đinh nhằm tăng khả năng bám dính giúp các cầu thủ có thể di chuyển và tăng tốc nhanh hơn. Sáng chế này của ông đã đem về chiến thắng của đội tuyển Đức mang tên “điều kỳ diệu của Berlin” trước đối thủ tưởng chừng bất khả chiến bại Hungary, để đem về chiếc cúp vô địch World Cup 1954.


Đức trong niềm vui chiến thắng tại World Cup 1954

Với Adi Dassler, thành công không chỉ đến bằng sự cần cù, nhẫn nại mà còn được vun đắp qua sự tâm huyết với thể thao và sự thấu hiểu những gì vận động viên cần có, để có thể sáng tạo ra những dụng cụ cải tiến nhất, giúp họ vươn lên tầm cao mới. Năm 1968, tại Olympic Mexico, Dick Frosbury đã thực hiện thành công cú nhảy Frosbury Flop bằng sự trợ giúp đắc lực của giày Adi Dassler, để rồi khoảnh khắc ấy được xem là cách mạng với kiểu nhảy ngả lưng nay đã trở thành tất yếu trong bộ môn nhảy cao hiện đại.


Cú nhảy ngả lưng lịch sử Frosbury Flop của Dick Frosbury

Ngày hôm nay, tinh thần của ông vẫn được lưu giữ trong những sản phẩm đầy tâm huyết, xưởng đóng giày nhỏ bé của ông đã trở thành một trong những thương hiệu thể thao hàng đầu: adidas. Năm 2004, adidas truyền cảm hứng “Không gì là không thể” nhằm giúp các vận động viên đối mặt với nỗi sợ hãi, đánh bại thử thách để đạt đến đỉnh cao. Một trong những minh chứng tiêu biểu của câu nói bất hủ ấy là David Beckham. Năm 1998, sau khi nhận thẻ đỏ trong trận đấu với Argentina tại Wolrd Cup 1998, anh bị fan hâm mộ và báo chí quay lưng. Vượt lên tất cả dèm pha, anh vẫn luyện tập chăm chỉ để đến năm 2001 ghi bàn thắng quyết định giúp tuyển Anh giành vé vào World Cup 2002.

David Beckham với tuyên ngôn “không gì là không thể”
David Beckham với tuyên ngôn “không gì là không thể”

Adidas vẫn tiếp tục tình yêu bền bỉ với thể thao và thể hiện những nỗ lực không ngừng nghỉ cho sáng tạo bằng chiến dịch Sport 15  kết nối trọn vẹn chặng đường dài ấy. Chiến dịch mở đầu bằng loạt phim ngắn Take today đã truyền cảm hứng cho các thế hệ vận động viên trên toàn thế giới. Chi tiết về chiến dịch tham khảo tại: bit.ly/adidasVN hoặc https://www.youtube.com/user/adidas

Nguồn: Adidas

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.