Theo SlashGear, hạt lai này bao gồm một electron và phonon kết hợp với nhau theo cách cho phép chúng hoạt động như một hạt đơn lẻ. Nhóm nghiên cứu gọi mối liên kết giữa hai hạt là “keo”, giải thích rằng nó mạnh hơn 10 lần so với bất kỳ loại vật liệu lai nào được phát hiện trước đây.
Nghiên cứu mới hứa hẹn tạo ra đột phá cho thiết bị điện tử trong tương lai |
MIT |
Nhiều người đã quen thuộc với electron - một hạt hạ nguyên tử có thể gắn vào nguyên tử. Nhưng ít người nghe nói đến phonon - một dạng quasiparticle (giả hạt) - vốn là kết quả của năng lượng dao động do các nguyên tử tạo ra, khiến chúng không phải là hạt hay sóng.
Các nhà nghiên cứu tại MIT mô tả hạt lai mới này như một hạt được tạo ra từ electron và phonon có khả năng được điều chỉnh song song với nhau. Kết quả là, bất kỳ kích thích nào đối với điện tử cũng có thể dẫn đến những thay đổi trong phonon được dán chặt vào nó. Những thay đổi phonon này kích hoạt những thay đổi đối với cấu trúc của vật liệu, đặc biệt là các tính chất từ tính của nó.
Theo nhóm nghiên cứu của MIT, tổ hợp hạt này mở đường cho việc điều chỉnh cả tính chất từ và điện của vật liệu. Phát hiện này có ý nghĩa lớn đối với tương lai của điện tử khi các nhà nghiên cứu giải thích họ có thể điều chỉnh các hạt lai trong một số vật liệu nhất định nhằm tạo ra một loại chất bán dẫn từ tính mới.
Sự đổi mới này sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng khi nó có thể mở ra các tiện ích hiệu quả hơn với hiệu suất được cải thiện trong khi quy mô cũng thu hẹp lại. Bước đột phá này cũng có thể hữu ích trong quân sự, hàng không vũ trụ và các ngành công nghiệp khác.
Bình luận (0)