Hiếm thấy: Lỗ đen xé toạc ngôi sao 'vắn số'

30/09/2019 22:25 GMT+7

Lần đầu tiên các nhà khoa học thu được hình ảnh một lỗ đen khổng lồ xé toạc một ngôi sao từ đầu đến cuối bằng kính viễn vọng săn hành tinh.

Vệ tinh TESS của NASA vừa có dịp quan sát hành trình diệt vong của một ngôi sao cách Trái đất 375 triệu năm ánh sáng. Đây được xem là một sự kiện vũ trụ phi thường, lần đầu được ghi nhận lại bằng kính viễn vọng săn hành tinh. 
Ngôi sao không may mắn :mạo hiểm" di chuyển đến gần một lỗ đen và lực hấp dẫn cực khổng lồ từ lỗ đen xé toạc ngôi sao thành hàng triệu mảnh vụn, tạo thành một đĩa khí nóng, sáng rực khi bị nuốt chửng.
Ngôi sao có kích thước gần bằng mặt trời, cuối cùng bị biến mất trong một sự kiện vũ trụ hiếm có mà các nhà thiên văn học đặt tên là "sự kiện gián đoạn thủy triều".

Lỗ đen ngoài vũ trụ

NASA

NASA cho biết các nhà thiên văn học đã sử dụng hệ thống kính viễn vọng quốc tế để phát hiện hiện tượng trên trước khi chuyển sang kính TESS. Knicole Colon, nhà khoa học của NASA nói: "Đây chỉ là một ví dụ tuyệt vời của việc hợp tác, mà rất nhiều đài quan sát cùng kết hợp với nhau để tìm hiểu vấn đề. Vì đây chính là điều đang xảy ra với với các sự kiện sóng hấp dẫn được phát hiện gần đây, có rất nhiều đài quan sát cơ bản đang được đề nghị báo cáo những sự kiện như thế và quan sát chúng với mọi bước sóng có thể".
Nhà thiên văn học Thomas Holoien nói: "Đây thực sự là sự kết hợp giữa làm việc tốt và sự may mắn, đôi khi đó là những gì bạn cần để khoa học phát triển".
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.