Vì vậy, muốn giảm ùn tắc, việc đầu tiên là nên giảm thiểu những cái “tiện” như thế.
Ví dụ như ở Mỹ, phương tiện tham gia giao thông chủ yếu là ô tô. Trên một đường cao tốc hai chiều, mỗi chiều đều để thừa hai sườn rộng gần bằng làn chính, dành riêng cho trường hợp khẩn cấp và xe ưu tiên. Dù tắc đường dài hàng cây số, sườn đường sẽ vẫn trống trơn, thỉnh thoảng lắm mới có ai đó “láu cá” đi vào trong sự dè bỉu của các tài xế khác.
Hoặc như đường phố ở Bangkok (Thái Lan) hay Đài Bắc (Đài Loan), nơi mà xe máy xuất hiện khá nhiều, việc quay đầu xe, đi ngược chiều, hay phi lên vỉa hè khá hiếm. Chủ yếu là do làm vậy không “tiện” hơn việc đi đúng làn, đúng chiều là mấy.
tin liên quan
Hiến kế chống ùn tắc giao thông tại TP.HCM: Giãn dân bằng khu trung tâm mớiViệc nén các cao ốc vào lõi trung tâm trong khi hạ tầng không theo kịp là một trong những nguyên nhân góp phần làm ùn tắc giao thông.
Vì vậy, để “tắc đường” của ta giống “tắc đường” của “Tây”, chính sách giao thông nên tập trung giảm thiểu những cái “tiện” của việc vi phạm luật.
Rào vỉa hè: Cách này nên được thực hiện trên tất cả các tuyến phố chính, phân cách giao thông cơ giới và người đi bộ. Việc này hạn chế người dân đưa xe lên vỉa hè hoặc xuống lòng đường một cách tùy tiện, đảm bảo dòng chảy giao thông không bị “giật cục”. Chính sách này sẽ khiến các hộ gia đình có nhà mặt đường khó chịu vì họ không thể tùy tiện đưa xe ra vào nhà hoặc dừng đỗ ngay trước cửa. Tuy nhiên, đó lại là mục đích chính của việc rào vỉa hè. Song song với việc rào vỉa hè, các nhà đầu ngã tư cần được giải phóng lấy mặt bằng xây các khu vực dừng, đỗ và gửi xe, ưu tiên sử dụng cho các hộ gia đình dọc theo tuyến đường.
Phân cách cứng: Tất cả các phố cần có dải phân cách cứng, thông suốt con đường nhằm không cho phép các phương tiện quay đầu xe, lấn làn, “cố” đi ngược chiều để sang đường. Đổi lại, các phương tiện giao thông sẽ phải đi rất xa mới có thể sang đường, rẽ vào ngõ, hay tạt vào đâu đó. Như vậy, dòng chảy giao thông chung sẽ không bị gián đoạn nhiều.
Một chiều hóa: Đây là chính sách đã được áp dụng rộng rãi, nhưng chưa triệt để. Hầu hết các tuyến phố không có vỉa hè hoặc không đủ rộng để xây phân cách cứng nên chuyển thành đường một chiều, ví dụ như đường Đê La Thành, đoạn từ Giảng Võ đến Ô Chợ Dừa. Việc một chiều hóa cũng giúp các nhà thiết kế nắn dòng giao thông dễ dàng hơn, và cũng tránh được việc ùn tắc do lấn làn, lấn chiều.
Kẻ vạch phân làn vừa cỡ xe máy, xe đạp: Ở các nước nhiều ô tô, ít xe máy, xe đạp tham gia giao thông, làn đường rộng 2,5 - 3 m là giải pháp hợp lý. Nhưng tại một đất nước mà đối tượng tham gia giao thông chủ đạo là xe đạp, xe máy, mỗi làn đường rộng 3 m sẽ không có nhiều ý nghĩa. Làn đường quá rộng so với phương tiện lưu thông, nếu không lái ô tô, mấy ai để ý vạch phân làn. Khi không có vạch phân làn, việc chen lấn, luồn lách, đặc biệt khi tắc đường, đương nhiên sẽ xảy ra. Và cũng sẽ không có cơ chế nào để ngăn chặn hoặc xử phạt.
Tư nhân hóa xử lý vi phạm giao thông mức vừa và nhỏ: Cho phép các công ty an ninh tư nhân đấu thầu quản lý các khu phố, tự phạt tự thu theo mức định trước. Trong khi lực lượng cảnh sát giao thông còn mỏng và còn phải lo nhiều “việc lớn”, đây là phương pháp tăng cường lực lượng phi chính quy, dễ dàng tăng giảm và điều chỉnh theo nhu cầu giao thông. Lực lượng này sẽ chịu trách nhiệm giải trình cho tất cả các trường hợp xử phạt, cung cấp bằng chứng vi phạm qua âm thanh và hình ảnh khi được yêu cầu.
Truyền thông cộng đồng: Nếu ai đã tham gia giao thông tại Hồng Kông, Tokyo hay Singapore, chắc sẽ không lạ lẫm gì với những hình ảnh hoạt họa liên tục khuyến cáo và nhắc nhở người tham gia giao thông chấp hành luật lệ, giáo dục ý thức giao thông cho người dân. Ở Mỹ hay các nước phát triển khác, những bộ luật quan trọng trong giao thông đều đi kèm những chiến dịch truyền thông lớn, đưa thông tin đến mọi người theo nhiều phương thức khác nhau. Ví dụ riêng chuyện không lái xe sau khi uống rượu bia, phải có đến hàng trăm khẩu ngữ khác nhau ra đời, và được truyền tải trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm cả ti vi, báo, đài, biển báo, tờ rơi... TP cũng phải sẵn sàng tham gia vào các chiến dịch phi truyền thống.
Các chiến dịch phải lâu dài, thường xuyên và liên tục cập nhật.
tin liên quan
Hiến kế chống ùn tắc tại TP.HCM: Xóa dần kinh doanh mặt phốNhiều ý kiến cho rằng đây là giải pháp ít tốn ngân sách nhưng hiệu quả tức thì. Thực tế, văn hóa tận dụng nhà mặt phố để kinh doanh và thuận tiện đi lại đã khiến vỉa hè, đường phố, lộ giới bị lấn chiếm vô tội vạ, góp phần lớn vào vấn nạn kẹt xe hiện nay.
Khởi công xây 2 cầu vượt chống ùn tắc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất
Hôm nay (8.2), Sở GTVT TP.HCM dự kiến khởi công 2 dự án xây dựng cầu vượt gồm cầu vượt tại nút giao đường Trường Sơn với đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài thuộc Q.Tân Bình và cầu vượt tại nút giao Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm thuộc Q.Gò Vấp - Q.Phú Nhuận. Đây là những công trình được khởi công theo diện khẩn cấp của Thủ tướng Chính phủ, nhằm giảm kẹt xe khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.
Đình Mười
|
Báo Thanh Niên rất mong nhận được ý kiến từ bạn đọc cùng tham gia hiến kế chống ùn tắc giao thông tại TP.HCM. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ email: chonguntac@thanhnien.com.vn.
|
Bình luận (0)