Xe phải nhường đường cho tàu
|
|
Dù ngành đường sắt đã có những nỗ lực cải tiến về giờ giấc để tránh giờ cao điểm, nhưng với nhịp độ hoạt động giao thông rất cao và liên tục của một TP năng động thì mức độ ảnh hưởng vẫn còn rất lớn, gây lãng phí thời gian, nhiên liệu của người dân. Tình trạng kẹt xe cũng xuất phát từ việc các phương tiện giao thông, kể cả phương tiện vận tải từ các nơi đổ về ga Sài Gòn để chuyên chở khách và hàng hóa đến cũng như đi.
tin liên quan
Những lái tàu bất đắc dĩ phải ‘cán chết người’: Ám ảnh cuộc đời'Nhìn người tự tử lao ra trước đầu tàu, con tim chúng tôi như nghẹn lại, bất lực vì không thể hãm phanh, đứng tàu ngay để cứu sống mạng người trong cơn bồng bột', đó là lời nghẹn ngào của lái tàu Lê Hữu Phú.
Do phải đi qua rất nhiều ngã tư trong nội thành nên kéo theo một đội ngũ lớn nhân viên đường sắt trực tại các giao lộ chỉ để thực hiện công tác rào chắn an toàn.
Không chỉ thế, việc nhà ga nằm trong trung tâm còn tác động đến môi trường sống và mỹ quan thành phố. Từ tiếng ồn và khói thải của tàu hỏa đến tình trạng mất an toàn đối với sinh mạng của người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ sinh sống dọc theo hai bên các con đường mà tuyến đường sắt đi qua, hầu hết đều là các hộ rất nghèo, không có khả năng để chọn lựa và thay đổi nơi ở. Bên cạnh đó là nguy cơ cao về mất an toàn giao thông tại những giao lộ nội thành nơi có tuyến đường sắt đi qua.
Thêm diện tích mặt đường cho giao thông
Nếu di chuyển ga Sài Gòn ra khỏi phạm vi nội thành TP.HCM đến một vị trí ngoại vi, ví dụ như ga Bình Triệu (đang được khai thác không đúng chức năng của một ga đường sắt mà đi theo hướng chuyển hóa mục đích sử dụng thành khu dân cư đô thị) sẽ giảm thiểu đáng kể tình trạng kẹt xe do không còn rào chắn đường sắt; giảm thiểu mật độ lưu thông trong nội thành do không còn các phương tiện giao thông, kể cả phương tiện vận tải từ các nơi đổ về ga Sài Gòn để chuyên chở khách và hàng hóa đến cũng như đi.
Khi không còn đoạn đường sắt đi vào nội thành nữa, sẽ cải tạo các con đường trước đó có tuyến đường sắt chạy dọc theo để trở thành những con đường dành cho phương tiện giao thông đường bộ, góp phần tăng đáng kể lượng diện tích mặt đường giao thông mà không cần phải đền bù giải tỏa.
Hoặc có thể kết hợp tận dụng các tuyến đường này trở thành hệ thống hầm ngầm thoát nước chung cho thành phố. Không cần đầu tư cải tạo hoặc xây thêm cầu Bình Lợi (hiện đang cũ kỹ) cho tuyến đường sắt, đồng thời cũng mang lại điều kiện để khai thác triệt để hơn năng lực lưu thông vận tải đường thủy do loại bỏ vấn đề hạn chế chiều cao thủy tĩnh của cầu. Tiết kiệm được thời gian, của cải xã hội; chi phí vận hành liên quan đến đội ngũ lớn nhân viên đường sắt trực tại các giao lộ chỉ để thực hiện công tác rào chắn an toàn....
tin liên quan
Tàu du lịch Phan Thiết- Sài Gòn chết máy giữa đường, điều đầu máy kéo về gaKhi tàu SPT 2 chạy qua khỏi ga Bình Thuận chừng 7 km thì con tàu dừng bánh. Nhà tàu thông báo đầu máy bị hư hỏng và tàu phải quay trở lại.
Đề xuất đầu tư 2.600 tỉ đồng mở đường trên cao cho Tân Sơn Nhất
Ngày 9.2, tin từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM) cho biết Công ty CP hạ tầng Đông Á và các đối tác vừa đề xuất đầu tư xây dựng hệ thống đường trên cao nhằm giảm ùn tắc cho sân bay theo hình thức hợp tác công tư (PPP) với vốn đầu tư dự kiến khoảng 2.600 tỉ đồng.
Xuất phát từ nhà ga quốc tế T2, đường trên cao đi trước mặt nhà ga quốc nội T1, ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhất trên đường Thăng Long. Sau đó tiếp tục đi trên cao theo đường Phan Thúc Duyện, vượt qua công viên Hoàng Văn Thụ, tiếp đất theo 2 nhánh Nguyễn Văn Trỗi và Hoàng Văn Thụ để vào trung tâm. Tuyến đường gồm hệ thống cầu cạn, kết cấu dầm hộp thép, tuyến chính 3 làn xe, các đường nhánh 2 làn xe. Để giảm tải cho nút giao Lăng Cha Cả, hệ thống đường trên cao sẽ bố trí các nhánh lên từ đường Trường Sơn và đường Phan Thúc Duyện.
Đình Mười
|
Bình luận (0)