|
Như Thanh Niên Online từng đưa tin, các sớ lệnh này (gồm 2 sắc phong và 5 sắc chỉ) được Triều đình Nhà Nguyễn ban cho đội tuần vũ đi bảo vệ chủ quyền biển đảo khu vực từ Khánh Hòa đến Bình Thuận, trong đó có quần đảo Trường Sa. Các sắc phong, sắc chỉ này được in trên giấy dó, viết bằng chữ Hán và được dòng họ Lê ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong lưu giữ hơn 165 năm qua.
Hiện các báu vật này vẫn được bảo quản khá nguyên vẹn.
Phát biểu trong buổi lễ sáng nay, cụ Lê Nhự (84 tuổi, hậu duệ của dòng họ Lê ở Tuy Phong) - người trực tiếp bảo quản các báu vật này - cho biết việc hiến tặng cho Nhà nước các tài liệu liên quan đến chủ quyền biển đảo có giá trị là niềm vinh dự của dòng họ Lê và cá nhân ông. Từ đó, ông mong muốn các thế hệ con cháu sau này biết giữ gìn truyền thống gia đình và ra sức học tập, lao động, chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Thành Tâm đã phát biểu cảm ơn gia đình dòng họ Lê ở Tuy Phong và cá nhân cụ Lê Nhự đã có công gìn giữ các báu vật này suốt 165 năm qua.
Ông Nguyễn Thành Tâm cho biết những sắc chỉ, sắc phong này là cơ sở pháp lý quan trọng để khẳng định chủ quyền thiêng liêng biển đảo của Tổ quốc; góp phần đấu tranh với các thế lực thù địch đang có ý đồ xâm lấn biển đảo của Việt Nam.
Quế Hà
>> Báu vật của người Hà Lăng
>> Báu vật dân gian
>> Ba báu vật quốc gia của Huế
>> Báu vật của làng
Bình luận (0)