Hiểu về Cà phê (Kỳ 01): Thức uống thuận hợp với sáng tạo tự nhiên

15/12/2012 16:16 GMT+7

Từ nguồn nước thiên nhiên, với các nông sản, con người chế tác các loại thức uống để phục vụ cho sự đa phức về thị hiếu, nhu cầu kích hoạt tâm trí, và nhu cầu giao tiếp và chung vui với chủng loại.

Từ nguồn nước thiên nhiên, với các nông sản, con người chế tác các loại thức uống để phục vụ cho sự đa phức về thị hiếu, nhu cầu kích hoạt tâm trí, và nhu cầu giao tiếp và chung vui với chủng loại.

Con người đã có mặt trên trái đất từ khoảng hai triệu năm trong cuộc tiến hoá của loài linh trưởng qua nhiều đặc trưng không chỉ về thân thể mà còn về mặt xã hội và văn hoá. Thay đổi cách mạng nhất là cuộc cách mạng thuần hoá loài vật khoảng 40.000 năm trước, cách mạng nông nghiệp khoảng 12.000 năm trước đây khi con người biết canh tác để tạo lương thực chủ yếu và bắt đầu đời sống định cư với các thôn xóm đầu tiên.

Từ nguồn nước thiên nhiên, với các nông sản, con người chế tác các loại thức uống để phục vụ cho sự đa phức về thị hiếu, nhu cầu kích hoạt tâm trí, và nhu cầu giao tiếp và chung vui với chủng loại.

Văn hoá ẩm thực bắt đầu từ đó. “Ẩm” là uống và “thực” là ăn. Thứ tự trong từ ngữ văn hoá ăn uống, khi đặt ăn lên trước uống, mang tính thực dụng vì coi cái ăn là quan trọng hơn. Việc uống như một thú vui và một nghi lễ khởi đầu với nếp sống quần thể và khi có thặng dư thực phẩm nhờ sự canh tác và thu hoạch mùa màng. Thức uống của loài người đa phức nhưng có thể tóm lược thành sáu loại: rượu, bia, rượu nho, trà, cà phê và nước ngọt – xếp theo thứ tự thời gian phát hiện và phổ biến. Trong tất cả những thức uống nói trên, xét về lịch sử, có hai thứ đặc biệt vì không có nồng độ rượu nào: đó là trà và cà phê - đặc trưng cho hai nền văn hoá.

Trà đại biểu cho văn hoá Trung Quốc và truyền thống Phật giáo Thiền tông từ gần 2.000 năm nay, đặc biệt là qua hình tượng của Bồđề Đạtma (Bodhidharma, 470-543). Người ta kể rằng trong chín năm ngồi quay mặt vào vách núi để thiền định, có lần vì ngủ quên, Bồđề Đạtma đã cắt mí mắt cho tỉnh táo. Những mí mắt này ngài liệng xuống đất và đã mọc lên thành cây trà.

Hiểu về Cà phê (Kỳ 01): Thức uống thuận hợp với sáng tạo tự nhiên 2
Ngày nay cà phê là thứ thức uống phổ quát nhất toàn cầu, ngang
hàng với trà - Ảnh: Coffee News
 

Cà phê là thứ cây vùng nhiệt đới thường sanh quanh năm và mọc dại ở Kefa hoặc Kaffa tại vùng Tây Nam của xứ Ethiopia ở Bắc Châu Phi. Tên của hạt cây này mang theo địa danh đó. Có truyền thuyết khác nói rằng Cà phê là do tiếng gốc Arabic là qahwah. Chuyện kể là năm 850, một người Arập chăn dê tên là Kaldi một hôm tự nhiên thấy bầy dê núi của mình cứ nhảy quẫng lên mừng vui. Sau anh chịu khó dò tìm mới biết rằng lũ dê đã ăn hạt cà phê nên mới hưng phấn như vậy. Từ thế kỉ 15, cà phê được mang về trồng ở miền Nam Arabia và xứ Yemen. Trong đạo Islam vị tiên tri mở đạo là Muhammad (sinh khoảng 570-632) vốn cấm tất cả tín đồ không được dùng những thứ nước uống lên men có nồng độ rượu – từ rượu mạnh, rượu nho, cho đến cả bia. Vì vậy cà phê là thức uống được chấp nhận bởi có tính cách làm tỉnh thức và tăng gia hoạt động của não bộ, khác hẳn với những thứ làm trở ngại cho hoạt động suy tư và chiêm ngắm của thần kinh như các loại rượu.

Từ Arập, cà phê lan sang Thổ Nhĩ Kì, và nhờ đế quốc Ottoman của nước này (từ thế kỉ 15 cho tới kết thúc thế chiến I năm 1918) mà cà phê được phổ biến khắp Châu Âu. Quán cà phê đầu tiên ở Anh khai trương năm 1652 tại London và sau đó được nhân bản khắp Tây Âu và Trung Âu. Ngày nay, cà phê là thứ thức uống phổ quát nhất toàn cầu, ngang hàng với trà, trong số đó một ngàn bốn trăm triệu người Muslin, tín đồ của đạo Islam, là nòng cốt.

Với giá cả bình dân, với cách bảo quản và pha chế đơn giản, chỉ cần có hũ đậy kín và nước đun sôi là được, cà phê lại thích ứng với mọi hỗn hợp như sữa, đường, và có thể uống nóng hoặc lạnh trong mọi khí hậu. Cà phê đã vượt qua mọi giai cấp xã hội, mọi phân biệt giới tính nam nữ, mọi cách biệt tuổi tác già trẻ, hoặc cấp bậc sang hèn để có thể làm bạn với tất cả mọi người, trong mọi thời khắc sinh hoạt của ngày trong gia đình cũng như ngoài xã hội – với sự tỉnh thức để hoà hài với đồng loại và hội nhập với tự nhiên – tức là cùng trong công cuộc sáng tạo của trời đất, ấy là Đạo.

Bình Nguyên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.