Ông Lương Ngọc Anh, Giám đốc điều hành Hợp tác xã Dịch vụ hậu cần nghề cá Danafish cho hay, khu vực duyên hải miền Trung hiện có 70 cảng cá quy mô vừa và nhỏ, tuy đáp ứng nhu cầu ngư dân nhưng chưa được đầu tư đồng bộ, nhiều nơi quá tải, công tác vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, chất lượng hải sản chưa cao.
Do đó, Hợp tác xã Dịch vụ hậu cần nghề cá Danafish đặt mục tiêu xây dựng các cơ sở đóng, sửa tàu, cảng, bến, chợ hiện đại, cơ sở cung ứng nguyên, nhiên liệu, đầu tư tàu cá lớn, công nghệ hiện đại, có hệ thống sơ chế trên tàu để xuất khẩu tại ngư trường.
Đặc biệt, Danafish xác định chính sách chỉ thu mua hàng hóa rõ nguồn gốc và chất lượng, đáp ứng nhu cầu hải sản sạch của thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu tới các thị trường khó tính.
Từ nay đến năm 2020, Danafish tập trung xây dựng đội ngũ xã viên giỏi chuyên môn các ngành nghề, đổi mới công nghệ tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành nghề phụ trợ, tạo chuỗi khép kín giải quyết tình trạng tranh mua tranh bán.
Mô hình hợp tác xã Danafish ngoài chủ tịch, giám đốc điều hành còn có bộ phận thu mua, bộ phận kinh doanh và cung ứng, tổ kế toán - hành chính, bộ phận nghiên cứu khoa học kỹ thuật và phát triển, ban kiểm soát.
tin liên quan
Xây dựng trung tâm nghề cá tại đảo Gò GăngTrung tâm nghề cá được xây dựng trên diện tích 240 ha, đáp ứng cho tàu 2.000 CV cập cảng, sản lượng qua cảng 100.000 tấn/năm và vùng nước của cảng có khả năng neo đậu 1.000 tàu cá công suất 600 CV.
Bình luận (0)