Ho bao lâu thì nên đi khám ung thư phổi?

Thiên Lan
Thiên Lan
14/11/2020 00:06 GMT+7

Ung thư phổi là một trong những loại ung thư xảy ra nhiều nhất và nghiêm trọng nhất trên thế giới .

Điều nguy hiểm là ung thư này thường không gây ra triệu chứng rõ ràng, cho đến khi đã di căn ra khỏi phổi hoặc đến các bộ phận khác.
Có nhiều nguyên nhân gây ra ho mạn tính, như hút thuốc lá, chảy dịch mũi sau, hen suyễn, trào ngược a xít, viêm phổi, cảm cúm, viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, lao. Nhưng ho mạn tính thường khỏi sau khi vấn đề cơ bản được điều trị.
Tuy nhiên, một người nếu ho kéo dài đến 2 - 3 tuần vẫn không khỏi, thì đó là dấu hiệu rõ nhất có thể báo hiệu ung thư phổi, theo Express.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, một trong những triệu chứng chính liên quan đến ung thư phổi là ho không khỏi sau 2 - 3 tuần, theo Express.
Hãy đi khám ung thư phổi sớm nếu ho kéo dài đến thời gian kể trên, đặc biệt nếu có kèm thêm một hoặc nhiều triệu chứng sau:

Các triệu chứng chính của ung thư phổi

• Ho dai dẳng, ngày càng nặng hơn
• Viêm phổi tái phát
• Ho ra máu
• Đau ngực khi thở hoặc khi ho
• Khó thở kéo dài
• Lúc nào cũng thấy mệt hoặc thiếu năng lượng
• Chán ăn hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân

Khoảng 7/10 ca ung thư phổi là do hút thuốc

Ảnh minh họa: Shutterstock

Các triệu chứng ít gặp hơn của ung thư phổi bao gồm:
• Ngón tay trở nên cong hơn hoặc đầu ngón tay to ra
• Khó nuốt hoặc đau khi nuốt
• Thở khò khè
• Khàn giọng
• Sưng mặt hoặc cổ
• Đau ngực hoặc đau vai dai dẳng
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư phổi rất khác nhau, tùy vào mức độ di căn của ung thư tại thời điểm phát hiện bệnh.
Do đó, bắt buộc phải hành động ngay khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo.

Cách phát hiện sớm ung thư phổi

Những ai có nguy cơ?

• Hút thuốc
Hầu hết các trường hợp ung thư phổi là do hút thuốc, mặc dù những người chưa bao giờ hút thuốc cũng có thể mắc bệnh này.
Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Anh, khoảng 7/10 ca ung thư phổi là do hút thuốc, kể cả hít phải khói thuốc do người khác hút, theo Express.
Viện này cảnh báo, ngay cả việc hút thuốc ít hoặc không thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
• Tiếp xúc với một số chất hóa học
Một số chất cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi, bao gồm amiăng, silica và cadmium.
• Thường xuyên hít khí thải
Nghiên cứu cũng cho thấy, tiếp xúc với khói dầu diesel trong nhiều năm làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người sống ở khu vực có nồng độ khí NO cao - chủ yếu do ô tô và các phương tiện thải ra, có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 33%, theo Express.
Cả những người thường xuyên tiếp xúc với khói thải trong công việc cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn.
• Người có tiền sử gia đình mắc bệnh
Như Viện Nghiên cứu Ung thư Anh giải thích, người có người thân như cha mẹ hoặc anh chị em ruột từng bị ung thư phổi cũng dễ mắc ung thư phổi hơn, theo Express.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.