Với giả thuyết này, bất cứ thứ gì đi xuyên qua hố đen sẽ lâm vào tình trạng bị kéo giãn đến cực hạn, nhưng có thể quay lại kích thước bình thường khi nó xuất hiện ở phần khác của vũ trụ.
Để thử nghiệm ý tưởng trên, các chuyên gia Tây Ban Nha đã nghĩ đến cách tiếp cận tập trung vào dạng hố đen bất động và chứa đầy điện tích. Họ sử dụng các cấu trúc hình học tương tự như tinh thể của một lớp vật liệu graphene, được cho là tương đồng với hoạt động bên trong một hố đen.
Bằng cách phân tích mô hình này, các nhà nghiên cứu tìm được một điểm trung tâm với bề mặt nhỏ, hình cầu, đại diện cho sự tồn tại của lỗ giun ở trung tâm hố đen. Kết quả tính toán cho thấy lỗ giun ở trung tâm có thể nhỏ hơn cả hạt nhân của nguyên tử, nhưng tăng dần kích thước tương ứng với dòng năng lượng được lưu trữ bên trong hố đen.
Khi lọt vào không gian này, vật chất sẽ bị kéo giãn dữ dội, cho phép nó đi vào lỗ giun, và cuối cùng đi xuyên qua đó.
Dựa vào những phân tích, các nhà nghiên cứu cho rằng vật chất bên trong hố đen sẽ không mất đi mãi mãi giống như giả thuyết lâu nay, mà thay vào đó sẽ bị tống vào một nơi không xác định của vũ trụ. Tuy nhiên, nhiều khả năng con người sẽ không thể trụ nổi trong suốt toàn bộ quá trình này.
Bình luận (0)