Cụ thể, nhóm hộ được lập theo từng thôn, có nhà ở gần nhau hoặc cùng tộc họ để tiện tuần tra rừng, giám sát kết quả lao động lẫn nhau; diện tích rừng giao khoán cũng đồng đều nhau để tạo công bằng về nghĩa vụ bảo vệ, phân chia tiền.
Từ hợp đồng ký kết với Ban quản lý rừng phòng hộ A Vương, nhóm hộ được chi trả tiền 3 tháng/lần, sau đó trích 20%-40% để làm vốn đầu tư sản xuất (gửi tại ngân hàng), còn lại chia nhau. Được biết, Ban quản lý rừng phòng hộ A Vương nằm trong số 9 trên 14 đơn vị sản xuất thủy điện tại Quảng Nam được UBND tỉnh ký kết hợp đồng ủy thác (trị giá hơn 83 tỉ đồng) để chi trả DVMTR.
H.X.H
Bình luận (0)