Nổi tiếng nhất là bức tranh Nô lệ lao động (Slave Labour) của họa sĩ Anh nổi tiếng Banksy, mô tả một đứa trẻ đang quỳ gối trước một chiếc máy may, sản xuất một chuỗi những lá cờ Liên hiệp Anh. Tác phẩm này từng được vẽ lên tường một cửa hàng tạp hóa tại quận ngoại ô Wood Green nằm phía Bắc London năm 2012 và đã bị xóa khỏi bức tường vào tháng 2.2013 trước sự tức giận của người dân địa phương. Bức tranh bị xóa bởi nghi vấn châm ngòi cho một cuộc biểu tình chống lại việc sản xuất các đồ lưu niệm phục vụ cho Thế vận hội London.
Theo tờ Independent (Anh) tháng 11,2018, bức tranh trên với sơn trắng đã được đem bán đấu giá tại tại nhà đấu giá Julien’s tại thành phố Los Angeles (Mỹ) và được một người bạn của Bansky là họa sĩ đường phố Mỹ Ron English mua thành công với mức 730.000 USD.
Ông này cho biết: “Mục đích tôi mua bức tranh này là nhằm minh oan cho người bạn tốt của mình là Bansky. Tôi sẽ vẽ lại bức tranh này vào tường nhà tôi. Đây sẽ là một cú đánh vào nghệ thuật đường phố”. Ngoài ra English cũng dự định vẽ bức tranh trên lên bức tường ở phía Bắc London vì “nghệ thuật đường phố không nên mua và bán”.
Cuối năm 2018, Bảo tàng nô lệ quốc tế ở Liverpool (Anh) đã trưng bày bức tranh Tôi không phải là đàn ông, cũng không phải là người anh em (Am Not I A Man and a Brother) sau khi chịu chi 65.000 đô la Mỹ để có được nó, theo trang museumcrush.org.
Bức tranh lột tả rõ nét cách đối xử tàn bạo với nô lệ ở đồn điền Carribean trong giao dịch thương mại về nô lệ xuyên Đại Tây Dương, trong thế kỷ 18 và 19. Bức tranh được thực hiện dựa trên một thiết kế của Ủy ban bãi bỏ buôn bán nô lệ ngày 5.5.1787.
Việc triển lãm bức tranh trên đã góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng lịch sử của phong trào bãi bỏ nô lệ, lay động trái tim và khuấy động tâm trí của khán giả thế kỷ 21.
Bình luận (0)