Hãng tin CNBC trích thông tin từ Dealogic, rủi ro chính trị khiến nhiều doanh nghiệp tháo chạy khỏi một số thương vụ từ đầu năm đến nay. Tuy vậy trong số này phải ngoại trừ các công ty Trung Quốc, Nhật Bản đang hăng hái “săn” các mục tiêu ở Mỹ và châu Âu.
Trong 9 tháng đầu năm 2016, lượng M&A toàn cầu giảm 22% so với năm ngoái, trượt từ 3.270 tỉ USD xuống 2.550 tỉ USD. Mức giảm kết thúc ba năm tăng liên tục của hoạt động thâu tóm, sáp nhập.
“Cuộc bỏ phiếu Brexit hồi tháng 7, chu kỳ bầu cử nhiều biến động ở Mỹ và đợt hạ vốn chủ sở hữu tăng lên trên toàn cầu che mất cơ hội cho các doanh nghiệp cân nhắc mua bán, sáp nhập trong năm 2016”, Dealogic viết.
Nhìn chung, số thương vụ M&A xuyên biên giới dừng ở mốc 899,5 tỉ USD, giảm 9% theo năm. Trong số 10 thương vụ lớn nhất từ đầu năm đến nay có việc hãng Bayer mua lại công ty Monsanto với giá 66,3 tỉ USD hồi tháng 5, và hãng ChemChina thâu tóm Syngenta với giá 43 tỉ USD sau đó.
Công nghệ là lĩnh vực có hoạt động M&A sôi nổi nhất. Các thỏa thuận tổng trị giá 475,4 tỉ USD. Ngược lại, chăm sóc sức khỏe là cái tên ít nổi trội nhất với tổng giá trị thương vụ là 255,4 tỉ USD.
Cụ thể tại Mỹ, khối lượng M&A sụt 38% xuống còn 771,3 tỉ USD. Có ít hơn các thương vụ cực lớn ở tất cả các ngành. Ở châu Âu, những nền kinh tế lớn nhất khu vực đều ghi nhận mức giảm trong M&A so với năm ngoái.
Đến châu Á - Thái Bình Dương, tình hình có đảo ngược khi đây là khu vực đặc biệt tích cực trong việc M&A ra bên ngoài. Số thương vụ nhắm đến doanh nghiệp châu Âu chạm mốc cao kỷ lục 145,9 tỉ USD. Số thương vụ nhắm đến doanh nghiệp Mỹ thì đạt kỷ lục cả về giá trị lẫn hoạt động, với 124 thương vụ tổng giá trị 35,7 tỉ USD. Đặc biệt, giới doanh nghiệp Nhật Bản ghi kỷ lục khi thực hiện 132 vụ M&A với các công ty Mỹ.
tin liên quan
Đã chốt thương vụ thâu tóm lớn nhất năm 2016Hãng sản xuất hóa chất và công nghệ sinh học nông nghiệp Monsanto sẽ về tay đối thủ Bayer trong thương vụ thâu tóm, sáp nhập (M&A) lớn nhất thế giới năm nay.
Bình luận (0)