Anh lại kể tiếp cách đây mấy hôm, anh vào một lớp học. Sau khi chào lại sinh viên, anh lại bàn giáo viên và ngồi xuống. Rồi một phút yên lặng, 2 phút, 3 phút yên lặng trôi qua. Có lẽ sinh viên đã thấy có điều gì không ổn. Họ đưa mắt nhìn nhau nhưng vẫn không biết điều gì xảy ra. Thế rồi anh đứng dậy, tìm kiếm miếng khăn lau bảng và bắt đầu lau. Sinh viên đưa mắt nhìn nhau, một bạn ngồi bàn đầu bước lên như muốn giật cái khăn lau bảng khỏi tay anh cùng với lời xin lỗi "thầy để em lau".
“Có bữa mình đang giảng bài, quan sát lớp học thấy có một nữ sinh viên đang hồn nhiên ăn bánh mì trong lớp. Mình nói xin các bạn đừng ăn uống trong lớp. Việc ăn uống trong lớp làm ức chế thầy cô khi giảng bài, chưa kể là nhiều bạn còn để lại bao bì đựng thức ăn, đồ uống ngay trong lớp học thì còn làm khổ các cô chú làm vệ sinh lớp học”, anh tiếp tục kể lại những hành vi mà ngày nay đã trở nên phổ biến trên giảng đường. Rồi anh lại hỏi tôi: "Cậu đi nhiều nước, có thấy sinh viên ăn uống trong lớp không?". Tôi thú thực là tôi ít có buổi dự giờ, lại cũng không hỏi những giáo viên nước ngoài mà tôi gặp về việc này nên không biết họ có cho phép sinh viên ăn uống trong lớp hay không. Tôi nhớ những ngày tập huấn ở Úc, ở Đức - nơi tôi ở đến cả tháng, chúng tôi vẫn mang theo đồ ăn nhưng chỉ ăn khi hết giờ học, ngoài sân trường. Ăn uống xong thì dọn sạch, đồ ăn thừa phải bỏ vào thùng rác riêng chuyên để chất hữu cơ, những vật dụng khác như giấy bọc thức ăn, chai nhựa đựng nước phải bỏ vào những thùng rác đúng quy định.
tin liên quan
Học sinh mong muốn nhà trường tăng dạy lễ nghĩaĐiều đặc biệt trong buổi gặp gỡ giữa học sinh với lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM vào sáng 28.3 là chính học sinh đề nghị tăng cường dạy lễ nghĩa trong nhà trường.
"Mình có quá nghiêm khắc không? Hay thời của mình đã qua?", anh hỏi và rồi lại kể ngày xưa anh trực lớp như thế nào. Học sinh trực nhật phải quét dọn phòng học, rồi lau bàn giáo viên, học sinh, lau bảng, chuẩn bị phấn viết… Cả thời đại học cũng vậy. Bây giờ, việc trực nhật ở trường phổ thông vẫn còn nhưng ở đại học việc làm vệ sinh lớp đã được giao cho lao công. Anh hỏi: “Có tổ chức Đoàn thanh niên nào ở các trường đứng ra làm việc này không nhỉ? Hàng trăm triệu, có khi đến cả tỉ đồng dành cho việc quét dọn lớp học. Nếu số tiền này dành cho sinh viên gặp khó khăn có ý nghĩa không?”.
Tôi và anh cùng trò chuyện về văn hóa Á Đông, mà cụ thể là văn hóa VN có ảnh hưởng lớn đến quan hệ thầy trò. Anh vẫn muốn sinh viên phải chuẩn bị lớp học trước khi thầy cô vào lớp giảng bài. Anh vẫn muốn sinh viên tự làm vệ sinh lớp học, không ăn uống trong giờ học...
Hãy thử bắt đầu bằng việc lau bảng, làm vệ sinh lớp học..., sẽ có câu trả lời về học lễ trong nhà trường.
tin liên quan
Khi học sinh 'tự xử' bạn học
Mới đây một phụ huynh ở TP.HCM đã bày tỏ bức xúc khi nghe con kể về sự việc một cán sự lớp ở trường trong quá trình nhắc nhở sai phạm của một bạn cùng lớp đã bị bạn đó vặn bong gân tay.
tin liên quan
Tiến sĩ 8X 'dụ' trẻ em đọc sách'Việc dụ các bé đến thư viện và đọc sách thật sự là một thử thách với các thành viên của dự án...', tiến sĩ 8X Nguyễn Thị Ngọc Minh chia sẻ.
Bình luận (0)