Học nghề ở Phần Lan: Cơ hội mới cho sinh viên Việt Nam

06/02/2024 08:00 GMT+7

Phần Lan ngày càng trở thành một điểm đến du học hấp dẫn, đặc biệt là du học nghề. Chúng tôi đã có buổi trao đổi với ông Peter Perttula, Giám đốc Hợp tác Quốc tế của Trường nghề TAKK tại thành phố Tampere, Phần Lan và bà Diệu Trần, Giám đốc RAB Academy.

Học nghề ở Phần Lan: Cơ hội mới cho sinh viên Việt Nam- Ảnh 1.

Ông Perttula, ông có thường đến Việt Nam hay không và mục đích của chuyến công tác Việt Nam lần này là gì?

Trường Tampere Adult Education Center (TAKK) cử phái đoàn đến thăm đối tác Việt Nam hai lần một năm. Mục đích chính là quảng bá các chương trình của chúng tôi đến sinh viên Việt Nam và tiếp tục xây dựng niềm tin giữa TAKK và đối tác.

Ông Peter Perttula, Giám đốc Hợp tác Quốc tế của Trường nghề TAKK (Phần Lan)

Ông Peter Perttula, Giám đốc Hợp tác Quốc tế của Trường nghề TAKK (Phần Lan)

Bà Diệu Trần, lý do để một sinh viên chọn Phần Lan để du học là gì?

Ngày nay Phần Lan nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ Việt Nam. Thứ nhất, Phần Lan hầu như không có sự giới hạn về tuổi của sinh viên, và do đó ai cũng có thể học bất kỳ một lĩnh vực mà mình yêu thích dù đang ở độ tuổi nào. Thứ hai, không có ngõ cụt và sự cứng nhắc trong hệ thống giáo dục Phần Lan, người làm thợ có thể học lên cao hơn (để làm "thầy"). Ngoài ra, Phần Lan có "thương hiệu" là một quốc gia của Hạnh phúc và là một điểm đến an toàn.

Bà Diệu Trần, Giám đốc RAB Academy

Bà Diệu Trần, Giám đốc RAB Academy

Ông Perttula có thể cho biết mục tiêu của giáo dục nghề tại Phần Lan là gì và nước này có chính sách gì để thu hút sinh viên Việt Nam?

Mục tiêu là cung ứng lực lượng lao động có tay nghề cho thị trường lao động địa phương. Đối với sinh viên ngoài Liên minh châu Âu (EU) đến Phần Lan học, chúng tôi hướng tới đào tạo kỹ năng cho những công việc khó tìm đủ lao động trong nước. Chương trình học nghề của chúng tôi rất thực tế và nhiều thực hành.

Việt Nam là một trong những quốc gia chiến lược mà Phần Lan đặt mục tiêu thu hút nhân tài quốc tế. Ngoài trình độ đại học, chúng tôi còn cần sinh viên quốc tế đến học nghề. Việt Nam được coi là một quốc gia mà sinh viên chăm chỉ, có thể học tiếng Phần Lan, có thể hòa hợp với xã hội Phần Lan.

Bà Diệu Trần có thể cho biết những phương án đi học nghề Phần Lan ở thời điểm hiện tại?

Du học Nghề Phần Lan hiện có 2 hướng: chương trình học bằng tiếng Phần Lan (không có học phí) và chương trình học bằng tiếng Anh (thường có phí).

Chương trình Du học nghề bằng tiếng Phần Lan thường yêu cầu sinh viên học (và đạt) tiếng Phần trình độ B1 trước, sau đó có thể tham gia thi đầu vào các trường nghề tại Phần Lan. Sinh viên không đóng học phí ở giai đoạn học nghề khi đến Phần Lan.

Đối với Chương trình Du học nghề bằng tiếng Anh, sinh viên không cần đạt B1 tiếng Phần Lan trước khi tham gia, nhưng cần có tiếng Anh khá tốt để tham gia kỳ kiểm tra đầu vào. Sinh viên đóng học phí khi đi học nghề. Đây là mô hình "xuất khẩu giáo dục" (education export) chính thức được Bộ Giáo dục và Văn hóa của Phần Lan công nhận. Có thể xem thông tin này tại: https://www.oph.fi/en/education-and-qualifications/fee-based-or-commissioned-training-leading-vet-qualification

Bà Diệu Trần vừa rồi có đề cập 2 hướng học nghề khác nhau tại Phần Lan, ông Perttula có thể nói sâu hơn về câu chuyện này?

Nếu một sinh viên có đủ kỹ năng tiếng Phần Lan thì họ có một số cơ hội học nghề mà không phải trả học phí, việc này đặc biệt khả thi khi sinh viên đã đến Phần Lan vì một lý do nào đó. Đối với sinh viên tìm cơ hội đi học nghề miễn phí, việc học tiếng Phần Lan trong các chương trình trực tuyến chuyên sâu (để đạt trình độ tiếng Phần Lan theo yêu cầu) không phải là điều dễ dàng cho số đông.

Do đó, các chương trình nghề của trường chúng tôi được thiết kế cho phép sinh viên khởi động việc học bằng tiếng Anh và học thêm tiếng Phần Lan trong thời gian hấp thụ kỹ năng nghề. Tại TAKK chúng tôi chỉ cung cấp các chương trình có thu học phí cho sinh viên ngoài EU. Mô hình đào tạo có tính học phí cho phép chúng tôi linh động điều chỉnh các chương trình đào tạo sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu việc làm của sinh viên.

Học nghề ở Phần Lan: Cơ hội mới cho sinh viên Việt Nam- Ảnh 4.

Bà Diệu Trần, quan điểm của chị trong vấn đề "miễn học phí", "thu học phí" này như thế nào?

Chúng ta cần chú ý rằng không có chương trình nào được gọi là miễn phí hoàn toàn. Đối với chương trình được gọi là "miễn học phí", sinh viên vẫn phải đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc vào việc học tiếng Phần Lan trước khi có thể tham gia thi tuyển vào một trường nghề miễn học phí.

Vì vậy, bạn cần phải xem xét bản thân mình có phù hợp với hướng này hay không. Để tham gia vào một chương trình nghề miễn học phí, các bạn cần phải có năng khiếu học ngôn ngữ mới, có năng lực học tập khá tốt, có thời gian đầu tư (rất lớn) cho ngôn ngữ. Nếu không cân nhắc kỹ thì đó là sự phí hoài công sức, thời gian và tiền của.

Vậy theo bà Diệu Trần, nếu chọn chương trình có đóng học phí thì có gì cần lưu ý trong việc chọn chương trình?

Lưu ý quan trọng khi chọn chương trình nghề: Hãy chọn một chương trình mà sau khi học xong bạn được cấp bằng trọn vẹn (full degree). Vì như vậy thì bạn sẽ được xem là "sinh viên" (degree student) thay vì "học viên tu nghiệp" (continuing education student). Việc này sẽ ảnh hưởng đến các quyền lợi của bạn khi ra trường.

Ngày 27.2.2024, chúng tôi tổ chức sự kiện "Gặp gỡ Trường nghề TAKK của thành phố Tampere, Phần Lan" tại Phú Nhuận, TP.HCM. Đây là một trong những hoạt động hằng năm để đánh dấu những cột mốc quan trọng của chương trình. Link đăng ký tham dự sự kiện: https://s.net.vn/nyDc

Để biết thêm về du học Phần Lan, bạn có thể liên hệ RAB Academy tại Số 29 Huỳnh Văn Bánh, P.17, Phú Nhuận. Điện thoại: 028 7303 3036.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.