Buổi nói chuyện nằm trong chương trình Đối thoại trẻ câu chuyện khởi nghiệp diễn ra tại Cà phê thứ bảy (Q.3, TP.HCM) thu hút sự quan tâm của nhiều người trẻ (ảnh).
Tiến sĩ Phượng cho rằng sự học không chỉ dừng ở trường, lớp mà từ tất cả mọi nơi, nhiều người trong cuộc sống. Từ kỹ năng thuyết phục, quản lý, phương pháp giảng dạy hiệu quả, tính trách nhiệm đối với cá nhân - tập thể - xã hội… đều được bà thu lượm trong mối quan hệ đời thường. Bà cho biết: “Ngoài những người nhiều kinh nghiệm hơn, tôi học được từ con cái, cả học trò của tôi rất nhiều điều. Làm trong ngành giáo dục nhiều năm nhưng không bao giờ tôi dừng học và tự học là chính. Do đó, mỗi một lần bước qua một chặng đường mới trong nghề của mình, tôi phải có ý thức, có tâm thế học thật tốt”.
Giao lưu với bạn trẻ về xây dựng môi trường văn hóa, bà nhấn mạnh đến tính quan trọng của tập thể trong việc sẻ chia các giá trị. Tiến sĩ Phượng nhấn mạnh: “Thứ nhất là cùng nhau xác định. Thứ hai là phải có thái độ thực sự sống với những giá trị mà mình tuyên bố tạo sự nhất quán ở mọi hành vi cũng như các quy định trong tổ chức. Thêm vào đó, lớp trẻ cần nhìn nhận toàn diện, hiểu và chấp nhận các mặt sáng, tối của vấn đề có thể gắn kết lâu dài cũng như học được những cái thất bại hay khó khăn”.
Tham gia chương trình, Giáo sư Phan Văn Trường, chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế, cũng khuyến khích lớp trẻ tự tin phát huy tiềm năng bản thân, đủ khả năng lý luận về tác phong, xây dựng các giá trị đối với xã hội 4.0 hiện đại. Cái quan trọng là tự học, tìm đúng ngành nghề thu hút, hiểu và hấp thụ bản thân.
Tiến sĩ Phượng cho biết sắp tới sẽ ra mắt tủ sách giáo dục tại Cà phê thứ bảy và những buổi nói chuyện định kỳ, cùng nhau suy nghĩ về những vấn đề để thay đổi giáo dục cùng các chương trình thiện nguyện.
Bình luận (0)