Mặc dù được đánh giá đạt chuẩn về mặt kiến thức, nhưng học sinh Việt Nam lại yếu về kỹ năng làm việc tập thể, óc sáng tạo và tính năng động thấp.
Theo các chuyên gia, để cải thiện tình trạng này, giáo dục phổ thông
cần phải được thay đổi theo hướng toàn diện.
Ứng biến kém, yếu làm việc nhóm
Theo các chuyên gia, kết quả khảo sát PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế) cho thấy học sinh (HS) VN có chuẩn về kiến thức cơ bản khá tốt nhưng những mặt khác như khả năng làm việc tập thể, óc sáng tạo nhạy bén và tính năng động của HS lại thấp.
Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, kể lại lần đưa HS đi thi HS giỏi toán thế giới tổ chức tại Hàn Quốc. Trong buổi trao giải, ban tổ chức đột xuất đưa ra yêu cầu là mỗi đội của các nước chuẩn bị một tiết mục biểu diễn văn nghệ giúp vui trước giờ công bố giải. Trừ nước chủ nhà gần như biết trước, chuẩn bị rất chu đáo, công phu thì hầu hết các nước đều bất ngờ. Tuy nhiên, rất nhanh sau đó, mỗi nước đều trình diễn tiết mục hợp ca hoặc đơn ca. Điều đáng nói là trong khi HS các nước ứng biến nhanh, coi việc biểu diễn này như một trò chơi thì HS của VN lại rất căng thẳng. “Khi chúng tôi gọi đội lại hỏi các em biết chung bài hát tập thể nào không để cùng lên hát thì gần như các HS không biết bài nào. Một số em còn lẩn tránh ngay với lý do là con đau bụng và một số khác cũng lấy lý do tương tự, chạy theo...”, ông Tiến kể.
Doanh nghiệp nhiều nước trên thế giới thường hay phàn nàn sinh viên thiếu kỹ năng sau khi tốt nghiệp đại học. Hiện trạng này đồng thời cũng mang lại cơ hội cho những bạn trẻ nếu biết tự trang bị kỹ năng cho mình.
Bên cạnh đó, kỹ năng phân chia công việc, tổ chức làm việc nhóm của HS VN cũng bị đánh giá thấp trong những phần thi đồng đội. “Cũng trong đợt thi HS giỏi toán thế giới, buổi sáng thi bài thi cá nhân HS đều làm bài rất tốt, buổi chiều thi đồng đội thì việc phối hợp ngay lập tức có vấn đề. Không một HS nào biết đứng ra làm thủ lĩnh. Các em không biết phân công công việc, phối hợp để làm bài mà tự làm theo kiểu đơn lẻ...”, ông Tiến cho hay.
Một lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM thừa nhận: “Cả chục năm nay mặc dù Bộ phát động trường phổ thông tổ chức cho HS làm việc nhóm nhưng việc này làm rất hình thức. Một số trường miễn cưỡng thực hiện nên chưa thật sự tạo cho HS kỹ năng hoạt động đồng đội. Trên thực tế gọi là làm việc nhóm nhưng trong nhóm thường chỉ có một số HS làm việc còn em nào ngồi chơi cứ ngồi”.
Tự nhận mình là người thích trải nghiệm những điều mới, Nguyễn Phan
Linh (cựu sinh viên ĐH International Pacific College - IPU, New
Zealand) đã thực hiện mục tiêu du học.
Học sinh sẽ được gì ?
Giảng viên một trường ĐH tại TP.HCM cho rằng HS VN học rất nhiều nhưng đó là kiểu học nhồi nhét. Tiến sĩ Trần Nam Dũng, Khoa Toán - tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, đồng tình khi nêu ra thực tế: “Tôi đang có 2 con nhỏ học phổ thông, cũng ngấm đòn dạy học nhồi nhét”. Ông cho biết: “Ở nhà với 2 con, nhìn chúng ôn bài thi học kỳ mà ngán ngẩm. Tất cả đều quy về nhớ, học thuộc và làm theo mẫu. Không phải chỉ nhớ công thức mà phải nhớ cả những bài văn, bài sử, bài lý đến từng dấu chấm phẩy. Văn - toán - sinh - sử - lý... gì cũng có sẵn đề cương để gạo bài. Không học thì thi rớt, đừng nói thông minh, sáng tạo. Và thi điểm cao chủ yếu do cày khỏe, cũng chẳng cần thông minh sáng tạo gì”.
Ông Dũng phân tích: “Ngay cả ở mức độ luyện thi HS giỏi, nơi HS có tố chất tốt hơn, động cơ tốt hơn, khả năng tư duy và tự học tốt hơn, tôi thấy vẫn có dấu hiệu nhồi nhét. Học như thế sẽ thi điểm cao, HS đoạt giải. Nhưng cuối cùng HS sẽ được những gì? Cách học, cách tiếp nhận kiến thức mới và khai thác một cách sáng tạo mới là điều cần thiết cho HS chứ không chỉ là kiến thức. Suy cho cùng, với cách học nhồi nhét thì ngay cả kiến thức cũng không có được. Kiến thức học kiểu nhồi nhét sẽ bị quên đi rất nhanh”.
Chỉ hơn một năm rưỡi, kênh Youtube Ryan ToysReview của cậu bé Ryan (5 tuổi ở Mỹ) đã trở thành một trong những kênh Youtube được nhiều người xem nhất thế giới. Nó đã mang lại cho cậu bé số tiền lớn từ doanh thu quảng cáo.
Với người hướng ngoại, những sáng tạo thường đến từ các tương tác với thế giới bên ngoài. Người hướng nội lại thích sáng tạo khi ngồi một mình. Nhưng dù kiểu người nào thì 3 cách sau đều giúp não bộ tăng cường khả năng sáng tạo.
Chấp nhận bức tranh thành tích không... rực rỡ
Theo một số chuyên gia giáo dục thì ngay khi Bộ GD-ĐT chưa thay đổi chương trình đào tạo, các trường không được phép cắt giảm chương trình nhưng các sở vẫn có cách cải thiện tình trạng nhồi nhét kiến thức bằng cách cho giáo viên quyền chủ động để họ mạnh dạn giảm kiến thức hàn lâm, tăng cường giờ dạy cởi mở kiểu vui để học. Giáo viên không cần coi sách giáo khoa là pháp lệnh như trước mà có quyền bố trí, sắp xếp giờ giấc, cập nhật kiến thức mới, số liệu mới từ những nguồn đáng tin cậy để làm cho giờ học mới mẻ, gần gũi hơn.
Một lãnh đạo sở thẳng thắn cho biết: “Muốn thay đổi thì phải chịu giảm thành tích về kiến thức để gia tăng thời gian cho học kỹ năng. Giải quyết như thế thì ngành giáo dục phải chấp nhận là bức tranh thành tích của HS không còn rực rỡ như trước nữa”.
Bình luận (0)