Phải xem lại cách tổ chức thi đua
GS Nguyễn Minh Thuyết |
Theo ông, có nhất thiết phải đặt ra những chỉ tiêu tỷ lệ HS khá giỏi, HS được lên lớp... hay không?
Đã thi đua thì phải đặt ra chỉ tiêu để mà phấn đấu. Vấn đề là các cơ quan nhà nước phải thanh tra, kiểm tra giám sát để không có hiện tượng như HS lớp 6 vẫn không biết đọc, biết viết như vậy. Nếu thành tích giả vẫn được dung túng thì rõ ràng chất lượng thật về giáo dục cũng như chất lượng về các công việc của đất nước nói chung rất kém.
|
Ép chỉ tiêu quá cao dễ dẫn tới gian dối
Những người làm giáo dục vẫn thường chia sẻ là họ bị áp lực từ nhiều phía, trong đó áp lực của lãnh đạo chính quyền địa phương rất nặng nề. Họ sẽ bị cắt thi đua, bị phê bình... khi tỷ lệ HS khá giỏi, lên lớp... thấp?
Vấn đề thành tích của các địa phương tôi hiểu chứ, mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT thì cấp trên lại giao cho ngành GD-ĐT là năm nay tỉnh/thành mình phải đạt bao nhiêu phần trăm; tỉnh này, tỉnh kia mà hơn mình là lại bắt giải trình... Những điều đó làm cho anh em làm giáo dục rất khó. Tại sao mà năm nào cũng gần 100% HS tốt nghiệp THPT, đều là do sức ép từ chính quyền địa phương.
tin liên quan
Học lớp 6 phải quay về lớp 1 vì không biết đọc, biết viết: Gia đình, nhà trường nói gì?Một học sinh lớp 6 nhưng không biết đọc, biết viết dù đã học ở một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, khiến dư luận không khỏi ngỡ ngàng.
Lẽ ra, cùng với việc giao chỉ tiêu thì mình phải đầu tư cho họ để giải quyết những vấn đề mang tính gốc rễ là đảm bảo đủ điều kiện về chất lượng chứ không phải chỉ giao chỉ tiêu về số lượng và không cần biết họ đạt được bằng cách nào.
Nhưng thay vì tạo nên một thành tích giả thì các trường cần thực hiện các chỉ tiêu mà cấp trên giao một cách thực chất.
Như ông nói, bệnh thành tích phổ biến trong xã hội vậy liệu một mình ngành giáo dục nỗ lực khắc phục thì có hiệu quả không?
Đây đúng là một việc lớn mà nhà nước và các cơ quan hành chính sự nghiệp phải khắc phục, giải quyết chứ không phải chỉ riêng ngành giáo dục. Tuy nhiên, các thầy cô phải là những tấm gương, phải có trách nhiệm với chính sản phẩm giáo dục của mình vì giáo dục mang sứ mạng đặc thù là dạy người.
tin liên quan
Học sinh lớp 6 bị 'xuống lớp 1' vì không biết đọc, biết viếtDo không biết đọc, biết viết, có học sinh ở Sóc Trăng mặc dù đã học đến lớp 6 nhưng nhà trường buộc phải trả lại học từ lớp 1.
Cũng có ý kiến cho rằng những chỉ tiêu ví dụ trường chuẩn quốc gia cũng cần phù hợp với điều kiện của vùng miền khác nhau để các địa phương ở vùng khó khăn cũng có thể đạt được thực chất hơn?
Về chuẩn chất lượng HS, chuẩn đầu ra của HS là phải như nhau trên toàn quốc thì như thế mới gọi là chuẩn quốc gia và được công nhận tốt nghiệp cấp học này, cấp học kia. Chỉ có điều các địa phương không nên ép các trường, đặt cho họ những chỉ tiêu quá cao bởi vì cũng có những vùng điều kiện rất khó khăn, nếu cứ ép họ phải đạt các chỉ tiêu vượt quá khả năng của họ thì sẽ dẫn tới việc làm gian dối cho đạt yêu cầu.
tin liên quan
Học sinh lớp 6 phải quay về lớp 1 vì không biết đọc, biết viết: Áp lực thành tích quá rõ!Hiện tượng học sinh không đạt yêu cầu tối thiểu vẫn được lên lớp, còn gọi là 'ngồi nhầm lớp', tồn tại từ hàng chục năm nay.
Bình luận (0)