Điều trên là hoàn toàn bình thường, thậm chí là rất lành mạnh và có ích cho trẻ. Thông qua trò chuyện và giao tiếp xã hội, trẻ suy nghĩ về những vấn đề xã hội mà chúng đang trải qua.
Là một giáo viên trung học đã về hưu, từng là hiệu trưởng nhiều năm liền tại Oregon (Mỹ), ông Pete Lorain đã chia sẻ như vậy trên nea.org, trang tin điện tử của Hiệp hội Giáo dục Quốc gia Mỹ. Không chỉ thầy cô mà cả các bậc phụ huynh cũng có thể vận dụng những thông tin hữu ích này.
Sự phát triển liên tục về mặt xã hội
Sự phát triển về mặt xã hội của một đứa trẻ phát triển một cách liên tục, bắt đầu là từ một thế giới chỉ có riêng chúng, sau đó là vui chơi với các đứa trẻ khác. Ở lứa tuổi thiếu niên, trẻ sẽ có nhu cầu tương tác xã hội và có nhu cầu mạnh mẽ muốn trở thành thành viên của một nhóm nào đó.
Quan sát một lớp học ở các trường trung học chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra những thay đổi về mặt xã hội này ở trẻ khi chúng bắt đầu phát triển các kỹ năng xã hội. Chúng thì thầm to nhỏ, chuyền tay những mẫu giấy ghi chú nguệch ngoạc trong khi cả lớp đang chăm chú học bài. Chúng thường viện lý do để rời khỏi chỗ ngồi của mình, có thể là xin đi uống nước, mượn đồ chuốt bút chì hay đi vệ sinh. Khi ấy, chúng sẽ đi ngang qua bàn của bạn khác và cố gắng nói vài ba câu.
Khi học sinh làm việc nhóm, các đề tài được thầy cô giao cho rất dễ dàng bị “quên lãng” và thay vào đó là những lời bình phẩm về quần áo, về cô bạn lớp kế bên, về kế hoạch vui chơi tụ tập cuối tuần, hay đơn giản chúng sẽ làm gì trong giờ ra chơi sắp tới.
tin liên quan
Phương pháp giáo dục trẻ từ 6 tháng tuổi gây tranh cãiPhương pháp giáo dục Shichida có nguồn gốc từ Nhật, với việc dạy trẻ từ khi trẻ mới 6 tháng tuổi đang gây tranh cãi ở các bậc phụ huynh. Vậy việc dạy trẻ quá sớm liệu có thực sự tốt?
Trẻ có nhu cầu mạnh mẽ thuộc về một nhóm nào đó và kết bạn. Đây là cách chúng thiết lập giá trị riêng biệt của mình trong một nhóm. Chúng sẽ thử nghiệm các vai trò khác nhau trong một nhóm bạn an toàn. Tuy chúng muốn tạo cho mình điểm khác biệt nhưng chúng rất lo sợ bị nhóm từ bỏ hay bị khai trừ ra khỏi nhóm. Vì vậy, những trẻ trong một nhóm thường có khuynh hướng làm cho giống nhau ở điểm nào đó, chẳng hạn như ăn mặc giống nhau, cư xử giống nhau, hoặc có hoạt động giống nhau.
Chúng cũng bắt đầu lựa chọn cho mình một người lớn tuổi, thường là không phải bố mẹ mình, để làm hình mẫu, để trò chuyện, tâm sự và hỗ trợ chúng.
Chúng cũng trở nên quan tâm đến việc đúng sai, công bằng xã hội và những cá nhân hay cộng đồng kém may mắn hơn chúng.
Người lớn cần phải làm gì
Dựa trên hiểu biết về tâm lý trẻ trong giai đoạn này, cha mẹ, thầy cô nên chọn lựa những cách sau tùy vào tình huống cụ thể.
• Tổ chức các hoạt động cho trẻ sao cho trẻ có thể di chuyển xung quanh, làm việc theo nhóm hoặc làm việc trong những nhóm khác nhau.
• Cho phép trẻ có những biểu hiện cá nhân. Trẻ ở lứa tuổi thiếu niên thỉnh thoảng không làm theo hướng dẫn mà tự tạo cho mình quy tắc riêng, nói khác người, đôi khi có mục đích là gây sốc, ăn mặc khác thường để thể hiện cái tôi của mình. Đừng nên đánh giá hay lên án trẻ, và cũng không nên cố gắng thay đổi chúng. Càng cố gắng thay đổi chúng thì chúng càng quyết tâm làm cho bằng được.
• Nên tạo điều kiện để trẻ có thể tìm được một người trưởng thành mà trẻ có thể tin tưởng được để trẻ trò chuyện, tâm sự và hỏi ý kiến.
• Tổ chức thực hiện các dự án để tìm ra nguyên nhân của các vấn đề xã hội và tìm ra giải pháp sửa chữa chúng. Tạo điều kiện để trẻ có cơ hội được nói, bày tỏ ý kiến cá nhân về các vấn đề đó.
Bình luận (0)