Học sinh nói về chủ quyền biển, đảo

12/03/2013 03:15 GMT+7

Cuộc thi về chủ quyền biển, đảo được Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (TP.HCM) tổ chức là một hoạt động ngoại khóa cần được nhân rộng.

>> Đưa chủ quyền biển, đảo vào trường học
>> Đề thi tiếp tục về chủ quyền biển đảo
>> Hào hứng tiết học chủ quyền biển đảo

Bên cạnh những nét vẽ hồn nhiên về sóng vỗ rì rào, những hòn đảo, con tàu xuôi ngược…, nhiều học sinh đã sưu tầm đầy đủ tranh ảnh về cuộc sống của dân và quân trên huyện đảo Trường Sa. Đó là hình ảnh chú bộ đội hiên ngang ôm súng đứng gác ở cột mốc chủ quyền của Tổ quốc, là bước chân dũng cảm tuần tra suốt ngày đêm để những trẻ em tung tăng mỗi buổi sáng đến trường và nuôi dưỡng những ước mơ trở thành lính đảo trong tương lai.

 Học sinh Trường tiểu học Lê Ngọc Hân bên những sản phẩm do mình thực hiện
Học sinh Trường tiểu học Lê Ngọc Hân bên những sản phẩm do mình thực hiện - Ảnh: B.Thanh

Hoàng Sa - Trường Sa trong trái tim em là tựa đề của tác phẩm dự thi được Võ Đăng Trình, học sinh lớp 4/9 sưu tầm. Tác phẩm của Trình sưu tập từ các mốc thời gian, các tư liệu về lịch sử khẳng định chủ quyền Việt Nam về 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Đăng Trình chia sẻ: “Qua sưu tầm tài liệu và hình ảnh, em biết được nước ta không chỉ có đất liền mà còn có biển, đảo bao la, giàu tài nguyên thiên nhiên”.

Cuộc thi còn giúp học sinh Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1) có thêm nhiều kiến thức về biển, đảo qua sưu tầm những bài báo về trái bàng vuông, đặc sản tỏi Lý Sơn, nước mắm Phú Quốc…

Bất ngờ vì sự trưởng thành trong suy nghĩ của học sinh, cô Nguyễn Trần Diễm Linh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, cho biết: “Mục đích ban đầu khi tổ chức cuộc thi là muốn học sinh rèn kỹ năng học và làm việc theo nhóm qua việc cùng nhau thực hiện chung một sản phẩm. Đó là những sưu tầm những bài viết trên báo, trên internet viết về biển, đảo của Tổ quốc. Qua đó sẽ hình dung được một phần cuộc sống của nhân dân trên đảo, con người và cảnh vật ở đây. Vậy mà bất ngờ qua mỗi tác phẩm, chúng tôi thấy trong đó chan chứa tình cảm dân tộc, tình yêu quê hương đất nước và những tình cảm sâu sắc với bộ đội ngoài hải đảo xa xôi”.

Tập hợp những sản phẩm của học sinh thực hiện, bà Đào Thị Nhàn, giáo viên lớp 3, nhận xét: “Các em đã biết thêm về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng kinh tế của từng vùng biển, đảo. Tuy nhiên, tôi thấy giá trị hơn tất cả là các em được biết sự thật về những sự kiện lịch sử, nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước để có những hành động, việc làm phù hợp từng lứa tuổi trong khẳng định chủ quyền đất nước”.

Bích Thanh

>> Hiến pháp cần thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo
>> Treo bản đồ khẳng định chủ quyền biển đảo
>> Phát hiện tài liệu vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam
>> Đẩy mạnh hành động vì chủ quyền biển đảo
>> Nhiều hoạt động bảo vệ chủ quyền biển, đảo
>> Không dạy chủ quyền biển, đảo cho giới trẻ là có tội
>> Động lực lớn để bảo vệ chủ quyền biển đảo
>> Tác phẩm về chủ quyền biển đảo đứng đầu Giải báo chí Quốc gia 2011

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.